vĐồng tin tức tài chính 365

Đua lên sàn cuối năm, cổ phiếu 'vua' trở lại bất chấp Covid-19

2021-01-01 20:46

Đua lên sàn cuối năm, cổ phiếu 'vua' trở lại bất chấp Covid-19

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Trái với sự ảm đạm của năm 2019, làn sóng chuyển sàn, niêm yết mới của các ngân hàng lại trỗi dậy mạnh mẽ vào cuối năm 2020. Đi cùng đó là sự sôi động của thị trường chứng khoán với dòng tiền mới chảy vào, dù nhận được nhiều sự chú ý nhưng cổ phiếu "vua"vẫn đối mặt với các thách thức tăng vốn và nợ xấu vì Covid-19.

Ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE của cổ phiếu VIB. Ảnh: V.D.

Sàn nào cũng nhộn nhịp

Trong những ngày cuối cùng của năm 2020, hoạt động đăng ký niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán vẫn rất sôi động. Theo đó, hai ngân hàng SeaBank và OCB đã được chấp thuận niêm yết trên Sở chứng khoán TPHCM (HOSE), nhiều khả năng sẽ sớm chính thức lên sàn trong thời gian ngắn.

Riêng trong năm 2020, chỉ có một ngân hàng niêm yết mới thành công trên HOSE là ngân hàng TMCP Hàng Hải (mã cổ phiếu MSB) vào giữa tháng 12. Theo đó, Ngân hàng MSB là ngân hàng thứ 14 niêm yết chính thức trên sàn giao dịch, không tính đến hệ thống UPCoM.
Nếu như việc niêm yết lần đầu tốn khá nhiều thời gian thủ tục thì hàng loạt các ngân hàng chuyển sàn nhanh chóng hơn. Vào đầu tháng 12, có hơn 2,1 tỉ cổ phiếu của Ngân hàng ACB đã chính thức chuyển niêm yết từ Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang HOSE. Ngân hàng SHB cũng có kế hoạch chuyển sàn tương tự nhưng chưa thực hiện được trong năm 2020.

Đặc biệt hơn là làn sóng chuyển sàn niêm yết ở những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Vào đầu tháng 11, có gần 977 triệu cổ phiếu ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), gần 924,5 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) đã chuyển sàn giao dịch UPCoM sang sàn HOSE.

Đáng chú ý là việc chuyển sàn không chỉ có “đích nhắm” là HOSE mà còn có cả HNX, như trường hợp của Ngân hàng Bắc Á cũng vừa được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết hơn 700 triệu cổ phiếu BAB.

Cả ba trường hợp ngân hàng ở trên đều đã đăng ký giao dịch trên UPCoM từ năm 2017, cũng được xem là giai đoạn đủ dài để chuyển niêm yết sang sàn chứng khoán có tiêu chuẩn và thanh khoản cao hơn vượt trội.

MSB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất niêm yết mới trên HOSE trong năm 2020. Ảnh: MSB.

Sự sôi động trong làn sóng niêm yết mới còn xuất hiện ở những ngân hàng có quy mô nhỏ, nhưng chỉ tập trung vào việc đăng ký giao dịch trên UPCoM để đáp ứng quy định bắt buộc các ngân hàng đại chúng phải lên sàn chính thức.

Theo đó, từ tháng 7 đến hết năm 2020 vừa qua, hàng loạt các ngân hàng nhỏ được chấp thuận giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM như Ngân hàng Bản Việt, Saigon Bank, Ngân hàng Nam Á, mới đây bổ sung thêm Ngân hàng An Bình, PGBank. Ở trường hợp Ngân hàng Nam Á, dù đã giao dịch trên UPCoM từ đầu tháng 10 vừa qua nhưng mới đây HOSE thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết.

Như vậy, trái với năm 2019 chỉ có một ngân hàng đăng ký giao dịch trên UPCoM, thị trường niêm yết cuối năm 2020 bỗng nhiên nhộn nhịp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ngân hàng cho đến nay vẫn chưa có thêm thông tin về việc đăng ký giao dịch trên sàn chính thức. Mới đây, Ngân hàng Việt Á cũng công bố nghị quyết ký ngày 28-12 thông qua việc đăng ký giao dịch trên UPCoM. Còn ngân hàng PVCombank trong biên bản họp đại hội thường niên năm 2020 cũng không nhắc

Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán chính thức, theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Dưới áp lực này, một số ngân hàng quy mô nhỏ thì chọn sàn UPCoM, còn một số niêm yết trực tiếp trên HOSE thay vì qua “cửa” HNX, được xem là có tiêu chuẩn niêm yết thấp hơn.

Một lý do khác nữa là từ đầu năm sau, khi Luật chứng khoán mới có hiệu lực, các công ty đại chúng phải mất 2 năm kể từ ngày đầu tiên giao dịch trên UPCoM mới có thể nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chính thức. Đó cũng là lý do khiến các ngân hàng chưa niêm yết khó lòng trì hoãn thêm nếu thực sự muốn đẩy mạnh sự minh bạch và tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường.

đến chuyện niêm yết, thay vào đó là tập trung cho việc xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng.

Còn với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), đầu tháng 12 vừa qua Ngân hàng này tổ chức đại hội cổ đông bất thường, thông qua lộ trình niêm yết SCB trên HOSE và chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỉ đồng đến năm 2025.

Việc chạy đua niêm yết vào dịp cuối năm không chỉ nhằm đáp ứng các quy định bắt buộc của ngành, mà với nhiều ngân hàng, đây là bước đi tiếp theo để chuẩn bị tăng tốc kinh doanh, giúp cho các nhà băng niêm yết tăng tính minh bạch trong hoạt động, từ đó tăng khả năng tiếp cận được dòng vốn.

Cổ phiếu Vua dẫn dắt thị trường

Năm 2020 là một năm khó khăn với nền kinh tế nhưng thị trường chứng khoán có những giai đoạn bùng nổ. Kết thúc năm 2020, chỉ số chứng khoán VNIndex đã vượt mốc 1.100 điểm với niềm hân hoan của nhiều nhà đầu tư, trong đó không thiếu các nhà đầu tư đặt niềm tin vào cổ phiếu ngân hàng.

Do đó, các ngân hàng niêm yết dịp cuối năm cũng được hưởng lợi khi thị trường tăng mạnh trở lại với thanh khoản rất dồi dào. Xét giá cổ phiếu ngân hàng MSB đã tăng hơn 25% kể từ khi niêm yết, lên mức giá 18.800 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, cả LienVietPostBank, VIB hay SHB đều là những ví dụ tiêu biểu cho việc “cú hích” chuyển sàn giúp “đẩy” giá cổ phiếu. Cổ phiếu các ngân hàng niêm yết khác cũng được hưởng lợi khi cũng tăng giá đáng kể, kéo nhịp tăng chung của thị trường.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI, những thông tin xung quanh việc chuyển sàn cũng đã giúp cổ phiếu của nhiều ngân hàng tăng trưởng vượt thị trường kể từ đầu năm. “Việc niêm yết trên HOSE có thể cải thiện cơ hội thu hút vốn trong tương lai với định giá tốt hơn”, SSI nhận định.

Tăng vốn vẫn là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nợ xấu vì Covid-19 tiếp tục đe dọa các nhà băng. Ảnh: TTXVN.

Ở góc độ ngân hàng, các lãnh đạo nhà băng cũng đặt nhiều kỳ vọng vào tính thanh khoản và giá trị của cổ phiếu. “Thông qua việc cổ phiếu VIB được chính thức niêm yết trên sàn HOSE, chúng tôi kỳ vọng và tin tưởng sẽ mang lại những giá trị ngày càng cao hơn cho cổ đông về sự minh bạch, về quy mô giao dịch, về tính thanh khoản của cổ phiếu”, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc ngân hàng VIB chia sẻ tại buổi lễ niêm yết mới đây.

Hàng tỉ cổ phiếu ngân hàng niêm yết mới giúp bổ sung thêm sự lựa chọn cho nhà đầu tư và thị trường và cũng được kỳ vọng sẽ giúp thu hút thêm dòng vốn mới cho thị trường nói chung, từ đó nâng tầm quy mô chứng khoán của Việt Nam, một chuyên gia tài chính nhìn nhận. Theo ước tính của VNDirect, trong danh sách Top 10 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thì có đến 5 cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng, đóng góp khoảng 14% tổng thanh khoản toàn thị trường.

Trên thị trường chứng khoán, ngân hàng là ngành lớn nhất với tỷ trọng đóng góp trong VNIndex lên đến 27%. Theo SSI, lĩnh vực này được hưởng lợi trong đại dịch do môi trường lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào.

Kỳ vọng của giới phân tích đối với các nhà băng cũng đang được nới lỏng dần, sau những kết quả tích cực trong 3 quí đầu năm và thậm chí cả quí 4. Tuy nhiên, thách thức lớn với các nhà băng vẫn còn nằm đó khi lượng nợ xấu tái cơ cấu theo Thông tư 01/2020 vẫn còn đó.

Trên thực tế, dù là “tân binh” hay “cựu binh” trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng hiện đều đồng loạt đưa ra kế hoạch gọi vốn với quy mô không nhỏ trong thời gian tới. Nhu cầu tăng vốn không chỉ phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà còn để đáp ứng các nhu cầu an toàn về mặt kỹ thuật.

Cũng cần nhớ lại rằng Ngân hàng Nhà nước trong năm qua không chỉ ba lần hạ lãi suất điều hành giúp ngân hàng giảm chi phí vốn, mà còn lùi một năm lộ trình giảm tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của các ngân hàng. Áp lực vốn đối với các nhà băng do đó vẫn còn hiện hữu.

Xem thêm: lmth.91-divoc-pahc-tab-ial-ort-auv-ueihp-oc-man-iouc-nas-nel-aud/123213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đua lên sàn cuối năm, cổ phiếu 'vua' trở lại bất chấp Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools