Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo ngày 24-6-2020 về các chính sách đối ngoại với Iran và Trung Quốc và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại Washington, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin AFP, Iran đã thông báo với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế về kế hoạch nước này sẽ sản xuất uranium được làm giàu lên tới 20%, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn đặt ra trong thỏa thuận hạt nhân Iran tại Vienna (Áo) năm 2015.
"Iran đã thông báo với IAEA về ý định làm giàu uranium ở tỉ lệ lên tới 20% tại nhà máy ngầm Fordow để phù hợp với một đạo luật gần đây được quốc hội nước này thông qua", người phát ngôn của cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hiệp Quốc xác nhận với hãng tin AFP.
Cũng theo người này, bức thư của Iran gửi IAEA đề ngày 31-12 "không nói rõ khi nào hoạt động làm giàu này sẽ bắt đầu".
Đại sứ Nga tại IAEA, ông Mikhail Ulyanov, chia sẻ thông tin này lên Twitter, trích dẫn báo cáo của tổng giám đốc IAEA gửi cho các thành viên trong ban lãnh đạo cơ quan này.
Nhà ngoại giao Nga tại Vienna nhận định với AFP, cho rằng đây là động thái tiếp tục trả đũa của Iran với các lệnh trừng phạt của Mỹ khi xóa bỏ dần các hạn mức làm giàu uranium trong hoạt động phát triển năng lượng hạt nhân đã được quy định trong thỏa thuận năm 2015.
Theo báo cáo mới nhất từ IAEA (công bố trong tháng 11-2020), Tehran đã đang làm giàu uranium lên các mức lớn hơn giới hạn được phép trong thỏa thuận Vienna (3,67%), tuy nhiên vẫn chưa vượt qua chuẩn 4,5% và vẫn đang tuân thủ cơ chế giám sát rất nghiêm ngặt của IAEA trong việc thực thi thỏa thuận.
Tuy nhiên đã có những xáo trộn kể từ sau vụ việc nhà vật lý hạt nhân hàng đầu của Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh, bị ám sát hồi cuối tháng 11. Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ việc.
Sau vụ tấn công, các chính trị gia theo quan điểm cứng rắn ở Tehran tuyên bố sẽ có phản ứng, và quốc hội Iran đã thông qua dự luật gây tranh cãi kêu gọi sản xuất và lưu trữ "ít nhất 120kg iranium làm giàu 20% mỗi năm" và "chấm dứt" hoạt động thanh tra của IAEA tại nước này.
Trong khi đó các nước khác đã tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 là Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh vẫn đang chờ đợi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức để tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan chương trình hạt nhân của Iran.
TTO - Iran được cho là đã triển khai các hệ thống phòng không quanh những địa điểm làm giàu uranium ở Fordo và Natanz, vốn được xem là 2 cơ sở hạt nhân quan trọng của nước này.
Xem thêm: mth.65124256020101202-02-nel-muinaru-uaig-mal-es-nari-aeai/nv.ertiout