vĐồng tin tức tài chính 365

Người 'thổi hồn' vào ốc

2021-01-03 11:42
Người thổi hồn vào ốc - Ảnh 1.

Bức tranh vỏ ốc tên Hòa bình của chị được đấu giá 30 triệu đồng, hai bức tranh đá khác được đấu giá 120 triệu ủng hộ miền Trung - Ảnh: NVCC

Tôi luôn tâm niệm là thiên nhiên rất đẹp nhưng cũng rất mong manh nếu ta không biết bảo vệ. Tôi thấy vui vì mình có thể góp nhặt những thứ bị bỏ đi từ thiên nhiên để làm nên sản phẩm có giá trị. Hi vọng mọi người khi thấy các sản phẩm của tôi cũng sẽ biết yêu và trân trọng môi trường.

Chị TRẦN THỊ NGỌC HIẾU

Không may mắn bị liệt hai chân và một bàn tay từ nhỏ, bằng sự nỗ lực và khả năng sáng tạo, chị Trần Thị Ngọc Hiếu (36 tuổi) - chủ nhân Tranh đá quý của Hiếu - gửi gắm lòng mình vào những con ốc, làm nên những bức tranh, đồ dùng thủ công tinh xảo.

Năm 2008, chị Hiếu lên TP.HCM theo học nghề làm tranh đá. Lúc bắt đầu học, chị gặp nhiều khó khăn nhưng cứ nỗ lực dần dần, chị bắt đầu thích nghi được và quyết định gắn bó với việc làm tranh từ vỏ ốc 6 năm nay.

Không giống như tranh đá quý có mẫu sẵn, tranh làm từ ốc đòi hỏi sức sáng tạo và sự khéo léo của nghệ nhân. Vỏ ốc được chị gom góp từ vùng biển khắp cả nước. Những vỏ ốc dù lành lặn hay đã vỡ, bể cũng được chị khéo léo sử dụng, làm nên những tác phẩm đẹp mắt.

"Những vỏ ốc vỡ, xù xì khiếm khuyết tôi không vứt đi mà chọn làm điểm nhấn cho bức tranh. Giống như bản thân tôi - một người khuyết tật nhưng khi đứng cạnh mọi người tôi luôn nghĩ mình đặc biệt chứ không phải là cái gì đó xấu", chị Hiếu chia sẻ.

Mỗi sản phẩm của chị là "độc nhất vô nhị" bởi không con ốc nào giống con ốc nào. Tất cả đều do chị lên ý tưởng và tự tay thực hiện từng chi tiết. Mất 4-5 tiếng cho một bức tranh cỡ vừa, chị Hiếu chia sẻ rằng không thấy mệt mỏi dù sức khỏe hạn chế vì "được làm điều mình yêu".

"Với tôi, khuyết tật chỉ bất tiện chứ không bất hạnh khi tôi có bạn bè và gia đình yêu thương giúp đỡ, được làm điều mình yêu" - chị Trần Thị Ngọc Hiếu lạc quan.

Tiếp xúc với những bức tranh, đồ thủ công từ vỏ ốc của chị Hiếu, chị Nguyễn Thị Kim Oanh (37 tuổi) thích thú: "Tôi rất thích những bức tranh của Hiếu vì nó tận dụng được những cái tưởng chừng như bỏ đi để tạo ra những sản phẩm độc đáo. Tôi cảm nhận được tấm lòng và nghị lực của một con người đặc biệt qua những sản phẩm".

Ban đầu, chị Hiếu và chồng - anh Phạm Vương Vũ, người cũng khuyết tật cả hai chân - thuê một phòng trọ nhỏ ở Thủ Đức vừa lấy làm nơi ở vừa làm xưởng và trưng bày sản phẩm. Phấn đấu nhiều năm, hai vợ chồng chị vừa khai trương một cửa tiệm nhỏ ở đường Đề Thám (Q.1).

Thỉnh thoảng chị Hiếu cũng mở những buổi workshop dạy làm thủ công cho các em nhỏ.

"Có lần sau buổi workshop, một em nhỏ nói với tôi rằng con không ngờ người khuyết tật cũng có thể làm được nhiều việc như vậy. Con nghĩ rằng người khuyết tật thì chỉ đi bán vé số thôi. Câu nói ngô nghê của con trẻ lại khiến tôi lấy đó làm động lực để cố gắng.

Nhiều người hay gán cho người khuyết tật chỉ làm được những công việc nhất định. Công việc đó không xấu nhưng tôi muốn mọi người hiểu rằng người khuyết tật cũng có thể làm rất nhiều việc nếu cho họ cơ hội. Không có giới hạn nào cho chúng ta cả" - chị Hiếu nói.

Không chỉ tâm huyết với việc làm tranh ốc, chị Hiếu còn rất tích cực cho hoạt động cộng đồng. Thời gian vừa qua, chị quyên tặng nhiều bức tranh của mình cho các tổ chức để đấu giá ủng hộ bà con vùng lũ, góp một phần công sức để san sẻ cùng mọi người.

Khi cửa hàng ổn định hơn, anh chị dự định sẽ mở rộng và dạy nghề cho những người khiếm khuyết như mình để họ có công ăn việc làm ổn định.

Vỏ ốc và cát Hoàng Sa triển lãm ở Hà NộiVỏ ốc và cát Hoàng Sa triển lãm ở Hà Nội

TT - Diễn ra từ ngày 2 đến 15-5 tại sân Trường ĐH KHXH&NV (đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), triển lãm Biển đảo Việt Nam sẽ giới thiệu các ảnh tư liệu quý hiếm về lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Xem thêm: mth.40470639030101202-co-oav-noh-ioht-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người 'thổi hồn' vào ốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools