vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành bán lẻ được dự báo phục hồi mạnh, nên rót tiền vào cổ phiếu nào?

2021-01-03 19:08

Các cổ phiếu MWG, FRT, PNJ và VRE được Công ty Chứng khoán VNDirect khuyến nghị nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” khi niềm tin của người tiêu dùng được phục hồi và ngành bán lẻ có nhịp bật trong năm 2021.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2020 ước đạt hơn 1,38 triệu tỉ đồng, tăng 6,4% so với quý III và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 5,059 triệu tỉ đồng, tăng 2,6% so với năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá thì cả năm sẽ giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%).

COVID-19 đã khiến cục diện ngành bán lẻ thay đổi theo 4 xu hướng chính.

Các “ông lớn” tranh thủ tăng trưởng thị phần

Theo thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 10/2020, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể là 37.710 doanh nghiệp, trong đó có 13.573 doanh nghiệp thuộc ngành bán buôn và bán lẻ, chiếm 36% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể (tăng 1,7% so với cùng kỳ).

Tuy nhiên, đây chính là cơ hội cho các công ty bán lẻ lớn với các chiến lược hợp lý nhằm củng cố mạng lưới bán lẻ và đạt được thị phần lớn hơn.

VNDirect lý giải phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ tạm ngừng hoạt động chờ giải thể là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không chịu được chi phí cố định cao xảy ra trong giai đoạn giãn cách xã hội và sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng do tác động của đại dịch COVID-19.

Theo VNDirect, Công ty Cổ phần Thế giới Di động (HOSE:MWG) đã tăng thị phần trong phân khúc điện tử tiêu dùng từ 39% hồi cuối năm 2019 lên 42% vào cuối quý II/2020. Còn Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE:PNJ) tăng thị phần trang sức vàng từ mức khoảng 23,2% trong quý I/2020 lên 35,8% trong quý III/2020.

Thời cơ mới của các nhà bán lẻ hàng tạp hóa

Theo khảo sát do McKinney & Company chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng tạp hóa và thực phẩm tăng 10 - 20% so với trước đại dịch COVID-19.

Chính vì vậy, VNDirect cho rằng chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX) của MWG được hưởng lợi lớn từ giai đoạn giãn cách xã hội vào tháng 4/2020.

Tính trong tháng 10/2020, MWG đã mở thêm hơn 600 cửa hàng BHX, nâng tổng số lên 1.656 cửa hàng, tăng 65% so với cuối năm 2019. Doanh thu của Bách Hóa Xanh cũng tăng trưởng 108% so với cùng kỳ lên 17.119 tỉ đồng, đóng góp 19% vào tổng doanh thu của MWG.

COVID-19 thúc đẩy nền kinh tế trực tuyến

Theo báo cáo thống kê của WeAreSocial, tại thời điểm tháng 1/2020, Việt Nam có hơn 68 triệu người sử dụng dịch vụ Internet, tương đương hơn 2/3 dân số và hơn 146 triệu kết nối mạng dữ liệu di động.

VNDirect nhận định kênh trực tuyến sẽ trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế bán lẻ.

Theo VNDirect, các công ty bán lẻ quy mô lớn như MWG và Công ty Cổ phần Bán lẻ FPT (HOSE:FRT) đang dẫn đầu trong kênh trực tuyến, song song với các cửa hàng bán lẻ trực tiếp.

Doanh thu kênh trực tuyến của MWG đạt tăng trưởng kép 61% trong giai đoạn 2017-2019, đóng góp 14% tổng doanh thu của MWG trong năm 2019; doanh thu kênh trực tiếp cũng đạt tăng trưởng kép 14% trong cùng kỳ. Doanh thu trực tuyến của FRT đạt tốc độ tăng trưởng 60% trong giai đoạn 2018-2019, đóng góp 23% tổng doanh thu năm 2019 của FRT.

Các thương hiệu quốc tế đổ bộ thị trường Việt Nam

Trong năm 2020, nhiều thương hiệu quốc tế lớn đã mở cửa hàng tại Việt Nam như Uniqlo mở hai cửa hàng tại các trung tâm Vincom tại Hà Nội và TP HCM, Watsons mở cửa hàng đầu tiên tại Vincom Đồng Khởi; MUJI - chuỗi sản phẩm gia dụng Nhật Bản, mở cửa hàng đầu tiên và lớn nhất ASEAN, và Matsumoto Kiyoshi, thương hiệu bán lẻ dược mỹ phẩm Nhật Bản, khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP HCM.

VNDirect nhận định sự mở rộng mạng lưới bán lẻ của các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam sẽ thúc đẩy lĩnh vực bất động sản thương mại trong tương lai, cả về diện tích cho thuê cũng như tăng trưởng về giá thuê đất thương mại.

Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản bán lẻ của Việt Nam được dự báo sẽ nhanh chóng trở lại mức trước COVID-19 khi đại dịch được kiểm soát và đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ sau đó, trong bối cảnh Việt Nam có diện tích trung tâm thương mại/người và giá thuê bất động sản bán lẻ thấp nhất trong khu vực ASEAN.

Điểm nhấn cho luận điểm này là cổ phiếu VRE (Vincom Retail).

Xem thêm: odl.635768-oan-ueihp-oc-oav-neit-tor-nen-hnam-ioh-cuhp-oab-ud-coud-el-nab-hnagn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành bán lẻ được dự báo phục hồi mạnh, nên rót tiền vào cổ phiếu nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools