vĐồng tin tức tài chính 365

2021, sức mạnh để vươn lên

2021-01-04 07:28

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn
Các hiệp định CTTPP, EVFTA… mà Việt Nam ký kết tiếp tục mở ra những cánh cửa lớn cho Việt Nam đi vào thị trường thế giới trong năm tới.

Các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) cho biết năm 2021 sẽ là năm đầy những thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới.

2021, sức mạnh để vươn lên - ảnh 3
Các hiệp định CTTPP, EVFTA…tiếp tục mở ra những cánh cửa lớn cho Việt Nam đi vào thị trường thế giới trong năm tới. Trong ảnh: Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại một công ty ở Ninh Thuận. Ảnh: TTXVN


TS NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia tài chính:

2021, sức mạnh để vươn lên - ảnh 4
 

Nhiều cơ hội phát triển
trong năm mới

Chính phủ vừa tăng chỉ tiêu GDP năm 2021 từ 6% lên 6,5% khi Việt Nam đã vượt qua một năm 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đây là tiền đề để Việt Nam bước một bước nhanh hơn nữa trong năm 2021.

Chỉ tiêu GDP 6,5% có khả thi hay không tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Thứ nhất, Việt Nam có tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh hay không. Thứ hai, nền kinh tế thế giới cũng phải ổn định, các quốc gia phải kiểm soát được dịch bệnh. Các thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc… phải có sự ổn định thì Việt Nam mới có thể khai triển được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Năm vừa qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước kiểm soát tốt dịch bệnh với GDP tăng 2,91%. Đây dù là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua nhưng vẫn là điểm sáng trong nền kinh tế thế giới. Bởi phần đông các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm và thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Đây cũng là tiền đề để Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh hơn với nhiều cơ hội trong năm 2021.

Cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam ký kết như CTTPP, EVFTA… mở ra những cánh cửa lớn cho Việt Nam đi vào thị trường thế giới. Năm 2021, những lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam sẽ tiếp tục có cơ hội phát triển là nông nghiệp, công nghiệp, xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn có các thị trường như tài chính, chứng khoán, bất động sản…

Ông NGUYỄN ĐÌNH TÙNG, Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T:

2021, sức mạnh để vươn lên - ảnh 5

Rau quả Việt tiếp tục đắt khách

Năm 2021, chắc chắn chúng ta vẫn phải sống chung với dịch COVID-19, cũng phải tới tháng 7, tháng 8 nền kinh tế mới có hy vọng cải thiện.

Đối với ngành nông nghiệp nông sản, nhất là rau quả xuất khẩu thì năm 2021 có rất nhiều dư địa để phát triển. Rau quả Việt được người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe. Quan trọng là các DN Việt Nam phải làm tốt chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thế giới.

Năm vừa qua, Bộ Công Thương đã làm tốt công tác xúc tiến thương mại, bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Vì thế năm 2021, các bộ, ngành cần mở rộng hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, tăng cường tiếp thị, mở cửa nhiều thị trường hơn nữa...

Đối với ngành hàng nông sản, Bộ NN&PTNT cần hỗ trợ hơn nữa cho nông dân về giống, kỹ thuật sản xuất. Đặc biệt, bộ cần đưa ra những cảnh báo kịp thời về tình hình thị trường để nông dân biết phải sản xuất cây gì, canh tác và thu hoạch thời gian nào…

Đối với DN, cần có các chính sách hỗ trợ về tín dụng như khoanh nợ, giãn nợ, giảm thuế thu nhập DN… nhằm tạo điều kiện cho DN phục hồi sản xuất.

TS ĐINH THẾ HIỂN, chuyên gia kinh tế:

2021, sức mạnh để vươn lên - ảnh 6

Tính toán cân bằng cán cân thương mại

Theo thông tin ban đầu, Việt Nam vẫn đang trong phiên điều trần đầu tiên về cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ vào cuối năm 2020. Bước đầu, các bằng chứng cho thấy hoàn toàn không thể quy kết Việt Nam có thao túng tiền tệ chủ đích.

Tuy nhiên, chúng ta không thể ỷ lại, bởi nếu không nỗ lực thay đổi quan hệ thương mại tích cực hơn nữa từ sự chủ động nội tại thì hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng (do phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu đầu năm 2020 khi dịch COVID-19 hoành hành) cũng như mác thao túng tiền tệ mà Việt Nam đang gặp phải có thể lặp lại.

Để làm được điều này, bên cạnh những chính sách, động thái nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối và có thêm giải pháp phù hợp trong điều hành tiền tệ… thì Việt Nam cần nỗ lực hơn để cân bằng cán cân thương mại song phương với Mỹ.

Cụ thể, nhập khẩu từ Mỹ cần được tạo điều kiện, có thể sử dụng các chính sách ưu đãi thuế cao hơn để DN dễ dàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị vào Việt Nam. Căn cơ hơn, Việt Nam sẽ phải tính toán để thay đổi cơ cấu thương mại, sao cho giảm bớt tỉ trọng “xương gà”, tăng “thịt gà” trong mỗi sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có một chiến lược tổng thể với những giải pháp cụ thể, lâu dài nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản, giúp giảm phụ thuộc và tăng tỉ lệ nội địa hóa.
Ông CHU TIẾN DŨNG, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA):

2021, sức mạnh để vươn lên - ảnh 7

Cơ hội phát triển từ chuyển đổi số 

Kinh tế Việt Nam có sự vượt trội hơn nhiều nước láng giềng trong một năm 2020 đầy thách thức, những bước tiến gần đây cũng cho thấy triển vọng tích cực của nền kinh tế trong năm 2021.

Việt Nam có thể lạc quan về điều này nhờ những bước tiến mới trong triển khai mạng 5G, các hiệp định thương mại tự do (FTA) và công tác ứng phó với dịch COVID-19.

Đặc biệt, sau khi Thủ tướng ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã tăng tốc trên lộ trình chuyển đổi số và đạt được những kết quả tác động rõ rệt đối với người dân cũng như nền kinh tế.

Việt Nam đã tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN... Chuyển đổi số nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các DN công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.

Chuyển đổi số không còn là trào lưu mà đã trở thành con đường tất yếu giúp DN cải thiện hiệu quả quản trị hoạt động kinh doanh, thích ứng với bối cảnh mới về công nghệ, thị trường, thị hiếu khách hàng…

QUANG HUY ghi

Xem thêm: lmth.045959-nel-nouv-ed-hnam-cus-1202/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“2021, sức mạnh để vươn lên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools