TPHCM cần khoảng 300.000 nhân lực trong năm 2021
Chánh Trung
(TBKTSG Online) – Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) cho biết trong năm 2021, TPHCM sẽ cần khoảng 270.000 đến 300.000 nhân lực trong tất cả các lĩnh vực.
Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Điện tử - CNTT của TPHCM trong năm 2021 vẫn sẽ tăng mạnh. Ảnh minh họa: Chánh Trung |
Cần 140.000 chỗ việc làm mới
Nhu cầu nhân lực cụ thể trong các qúi 1-2021 ở khoảng 70.000 – 75.000 chỗ làm việctrong các ngành kinh doanh - thương mại; dịch vụ phục vụ; dệt may - giày da; chế biến thực phẩm; hóa chất -nhựa - cao su; dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng; vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; công nghệ thông tin; du lịch - nhà hàng - khách sạn. Nhu cầu tuyển dụng trong hai quí 2 và 3 sẽ ở khoảng hơn 140.000 chỗ làm việc, nhắm vào người lao động có trình độ, tay nghề thuộc các ngành như công nghệ thông tin - điện tử; cơ khí; kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng... Ở quí 4-2021, nhu cầu tuyển dụng tăng ở các ngành dịch vụ, việc làm thời vụ, làm việc bán thời gian. |
Theo Falmi về nguồn cung nhân lực trong năm 2021, thị trường lao động thành phố phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dự kiến lao động làm việc là 4.839.408 người; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,74%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,45%, dịch vụ chiếm 65,81%.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới, dự kiến nhu cầu nhân lực TPHCM năm 2021 cần khoảng 270.000 - 300.000 chỗ làm việc, trong đó có 140.000 chỗ việc làm mới.
Nhu cầu nhân lực năm 2021 tập trung ở các ngành, như kinh doanh - thương mại chiếm 20,16% tổng nhu cầu, điện tử - công nghệ thông tin 10,96%; dịch vụ - phục vụ 7,25%; cơ khí - tự động hóa 5,6%; vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng 5,41%; dịch vụ cá nhân - chăm sóc sức khỏe và y tế chiếm 5,37%; dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng chiếm 4,13%; dệt may - giày da chiếm 3,61%; kinh doanh tài sản - bất động sản chiếm 3,24%; tài chính - tín dụng - ngân hàng chiếm 3,75%; kế toán - kiểm toán chiếm 3,15%; du lịch - nhà hàng - khách sạn chiếm 2,86%.
Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85,8%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ Sơ cấp chiếm 25,21%, Trung cấp chiếm 21,3%, Cao đẳng chiếm 18%, Đại học trở lên chiếm 21,29%.
Nhiều ngành vẫn thu hút mạnh nhân lực trong năm 2021
Theo Falmi với những điều kiện khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế và các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế là điều kiện phát triển thị trường lao động thành phố trong các năm tới, dự báo một số ngành tiếp tục có xu hướng phát triển, thu hút nhân lực như ngành Điện tử - Công nghệ thông tin do chủ trương phát triển của Thành phố phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp phần
Nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng mạnh với các vị trí như an ninh mạng, lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế và điều hành web, thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ, kỹ sư điện tử, thiết kế vi mạch, kỹ thuật viên điện tử, bảo trì hệ thống điện tử.…
Ngoài ra, các ngành hút nhân lực còn có ngành cơ khí - tự động hóa, công nghệ thực phẩm, thương mại điện tử, logisticsn, dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn, tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm, dệt may - da giày...
26,69% số doanh nghiệp thay đổi phương thức kinh doanh
Theo kết quả khảo sát của Falmi, trong năm 2020 vừa qua có 52,66% số doanh nghiệp có lao động không thay đổi so với năm 2019, 13,19% doanh nghiệp có lao động tăng và 34,15% doanh nghiệp có lao động giảm. Trong đó, doanh nghiệp áp dụng các hình thức cho lao động giãn việc, nghỉ luân phiên chiếm 31,77%, lao động bị giãn lương chiếm 31,43%, lao động tạm nghỉ việc không hưởng lương chiếm 7,94% và 28,86% lao động thôi việc, mất việc.
Khoảng 22,28% số doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động mất việc, như hỗ trợ chi phí mất việc làm cho người lao động chiếm 46,64%, hỗ trợ người lao động thủ tục hưởng gói trợ cấp hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ chiếm 28,85%, hỗ trợ xe cho người lao động mất việc về quê chiếm 11,47% và có 13,04% doanh nghiệp hỗ trợ hình thức khác.
Trước những khó khăn bởi tác động của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp đã thay đổi phương thức kinh doanh và áp dụng một số giải pháp ứng phó tác động của dịch bệnh. Trong đó, đa số doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm mới chiếm 26,69%; có 23,89% doanh nghiệp thay đổi dịch vụ, sản phẩm cung ứng ra thị trường; 22,09% áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 15,42% tìm kiếm thị trường nguyên liệu đầu vào mới và 11,91% đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ.
Xem thêm: lmth.1202-man-gnort-cul-nahn-000003-gnaohk-nac-mchpt/073213/nv.semitnogiaseht.www