vĐồng tin tức tài chính 365

Bắt đầu hiện thực hóa kỳ vọng trở thành điểm trung chuyển của châu Á

2021-01-05 15:53

Bắt đầu hiện thực hóa kỳ vọng trở thành điểm trung chuyển của châu Á

Lê Anh

(TBKTSG Online) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ kỳ vọng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ trở điểm trung chuyển của châu Á tại buổi lễ khởi công giai đoạn 1 – Dự án thành phần 3 Sân bay quốc tế Long Thành ngày 5-1.

Sân bay Long Thành được khởi công ngày 5-1-2021, sau 16 năm quy hoạch vị trí

Lễ khởi công giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành sáng nay 5-1. Ảnh: Anh Quân

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, hạ tầng đóng vai trò như mạch máu, chỉ khi hạ tầng tốt mới đón được các "đại bàng, "sếu đầu đàn" đến làm tổ.

Đến 2025, nhu cầu vận chuyển hàng không khu vực phía nam đạt 65 triệu hành khách, năm 2030 đạt 85 triệu hành khách. Trong khi các sân bay lớn đang quá tải đang bị mất dần cơ hội phát triển, thì sân bay Long Thành nằm trong Top 16 sân bay được mong chờ nhất.

Thủ tướng nhấn mạnh sau năm 2030, sân bay Long Thành trở thành điểm trung chuyển của Đông Nam Á và châu Á, vì từ đây bay đến các nước như Nhật Bản,  Hàn Quốc… chỉ mất 3 giờ bay. Thủ tướng đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện dự án đạt chất lượng, không để xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí. Đồng thời, cần trổn khai các dự án khác một cách đồng bộ, như hệ thống đường kết nối vào sân bay bằng đường bộ và đường sắt.

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, thị trường hàng không Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh. Năm 2019, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đạt trên 116 triệu hành khách, tăng 12% so với năm 2018.

Theo đánh giá của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), từ nay đến năm 2030, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển hàng không cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo dự báo, năm 2025 nhu cầu hàng không của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt hơn 65 triệu hành khách, năm 2030 đạt khoảng 85 triệu hành khách. Các cảng hàng không lớn tại Việt Nam cơ bản tiệm cận công suất thiết kế. Trong đó, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang bị quá tải về hoạt động khai thác do điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng, không lưu vùng tiếp cận cảng hàng không thường xuyên bị tắc nghẽn, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí có nguy cơ vượt ngưỡng môi trường cho phép.

Dự án sân bay Long Thành nằm trong số 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới. Việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng không, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường khả năng bảo đảm quốc phòng an ninh. Đây cũng là dự án hạ tầng có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng thẩm định Nhà nước mà đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, ngành liên quan đã chỉ đạo quyết liệt và thực hiện hiệu quả các biện pháp đẩy nhanh công tác chuẩn bị khởi công dự án;  lãnh đạo và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hơn 2.000 ha đất để triển khai Dự án giai đoạn 1.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cam kết tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn; bảo đảm chất lượng công trình; bảo đảm tiến độ dự án; không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; hoàn thành và đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác trong năm 2025, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước, nâng cao vị thế hệ thống Cảng hàng không Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng giai đoạn 1:

- Xây dựng 1 đường cất hạ cánh (số 01) có chiều dài 4.000 m, chiều rộng 75m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại tàu bay hoạt động đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

- Xây dựng 1 nhà ga hành khách có công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373.000 m2.

- Xây dựng 1 Đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m và các hạng mục phụ trợ.

- Xây dựng các công trình phụ trợ, các nhà ga hàng hóa có tổng công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

- Xây dựng các công trình của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hoạt động trong Cảng hàng không như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Công an địa phương, Kiểm dịch y tế, Cảng vụ hàng không; đơn vị quản lý khai thác cảng; đơn vị điều hành bay; các hãng hàng không; các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng không.

Về giao thông kết nối, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được kết nối với các tuyến giao thông như sau:

        + Tuyến số 1 kết nối Cảng với quốc lộ 51, quy mô 6 làn xe;

        + Tuyến số 2 kết nối Cảng với đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, quy mô 4 làn xe và các nút giao.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 109.111,742 tỉ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025.

 

Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25-6-2015 và thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành tại Nghị quyết số 95/2019/QH14 ngày 26-11-2019.

Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành là dự án đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Mục tiêu của Dự án là xây dựng Cảng HKQT Long Thành đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, Dự án Cảng HKQT Long Thành nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dự án có diện tích 5.000 ha, trong đó diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng Cảng hàng không là 2.750 ha, diện tích đất cho quốc phòng và xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung quân sự và dân dụng là 1.050 ha, diện tích đất cho hạng mục phụ trợ, công nghiệp hàng không và công trình thương mại khác là 1.200ha.

Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án là 336.630 tỉ đồng, tương đương 16,03 tỉ đô la, được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thành, Cảng HKQT Long Thành có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách cùng với các hạng mục phụ trợ đồng bộ, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

 

Xem thêm: lmth.a-uahc-auc-neyuhc-gnurt-meid-hnaht-ort-gnov-yk-aoh-cuht-neih-uad-tab/393213/nv.semitnogiaseht.coaid

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bắt đầu hiện thực hóa kỳ vọng trở thành điểm trung chuyển của châu Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools