vĐồng tin tức tài chính 365

Năm 2021, kịch bản nào cho điều hành giá?

2021-01-05 16:34

Tại Hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2020 và dự báo năm 2021 do Học viện Tài chính tổ chức sáng ngày 5/1, các chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2020 nối dài chuỗi thành công về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát bất chấp dịch bệnh COVID-19 đã làm suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thành công kép

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), từ tình hình kinh tế xã hội có thể thấy việc quản lý, điều hành giá đã trải qua một năm rất khó khăn với nhiều biến động mạnh, có tác động đa chiều, phức tạp từ cả tình hình dịch bệnh COVID-19; biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ để lại những hậu quả rất nặng nề cho nhiều địa phương; cũng như các biển động địa chính trị thế giới tác động lớn tới một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.

Những tác động cả khách quan lẫn chủ quan đã đặt nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát của Chính phủ và các bộ, ngành trong những thách thức rất lớn và đã có nhiều thời điểm chúng ta phải xem xét tới các kịch bản xấu cho cả tăng trưởng lẫn lạm phát.

Trong bối cảnh đó, điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai trên quan điểm thận trọng, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, năm 2020 mặt bằng giá cả thị trường chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biển của dịch bệnh COVID-19. Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời điểm cung cầu chịu tác động tiêu cực của tình hình dịch bệnh và hồi phục trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% số với cùng kỳ năm 2019, đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội về Chính phủ đã đặt ra trong năm 2020.

Năm 2021, kịch bản nào cho điều hành giá? - Ảnh 1.

PGS,TS. Ngô Trí Long nhận định, CPI tăng 3,23% là một thành công "kép", vừa tăng trưởng dương vừa kiểm soát được lạm phát, điều nhiều nền kinh tế thế giới không làm được trong năm qua.

"So với năm trước, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu giảm 23,03%, nhóm du lịch trọn gói gảm 6,24%, giá cước vận tải các phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm, gói hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng là những nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI", PGS,TS. Ngô Trí Long nói.

Trong khi đó, nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020 là do giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói và giá cước vận tải giảm; Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ người dân và người sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do dịch COVID-19 như gói hỗ trợ về giá điện; các cấp ngành triển khai các biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường.

Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, thị trường hàng hoá có xu hướng tăng giá vào năm 2021 dựa trên triển vọng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu, trong khi lạm phát sẽ quay lại khi mà các biện pháp kích thích kinh tế và tài khoá được kỳ vọng sẽ mạnh hơn.

Ngoài ra, các mặt hàng tăng giá tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp và các kim loạn cơ bản do nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh thời tiết bất lợi... sẽ tác động đến tình hình trong nước và nhất là quản lý giá. Trong bối cảnh đó, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; trong đó đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng chỉ số CPI bình quân khoảng 4%.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, năm 2021 vẫn rất khó đoán định. Do đó, việc điều hành giá cần tiếp tục điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Chính sách tài khóa cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Năm 2021, kịch bản nào cho điều hành giá? - Ảnh 2.

TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, có hai kịch bản có thể xảy ra ảnh hưởng đến CPI của năm 2021.

Kịch bản thứ nhất, khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, kinh tế thế giới dần phục hồi, giá thế giới sẽ tăng mạnh do tác động kép từ việc kinh tế phục hồi và do tác động của các gói kích cầu khổng lồ được các nước tung ra. Khi đó, mặt bằng giá Việt nam sẽ chịu sức ép tăng, nếu không có các biện pháp quyết liệt CPI bình quân có thể tăng từ 4 – 4,5%.

Kịch bản thứ hai, đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát, kinh tế thế giới chưa phục hồi, giá thế giới không tăng mạnh dẫn đến mặt bằng giá tại Việt nam cũng khó tăng cao thì dự báo CPI bình quân cả năm khoảng 3,8 – 4%.

Theo ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính thì trong năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ có vaccine, đồng thời kinh tế thế giới và trong nước phục hồi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước đang ở mức rất thấp là 0,19%, lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ không thể cao, nhất là khi kinh tế trong năm 2021 sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn.

Năm 2021, để thực hiện kiểm soát lạm pháp theo chỉ tiêu Quốc hội giao, Bộ Tài chính cho biết sẽ theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm và các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh; chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao vào dịp cuối năm hạn chế tăng giá.

Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Đặc biệt, cơ quan chức năng cần chủ động dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Thủ tướng nêu 4 lĩnh vực đề nghị Ban chỉ đạo điều hành giá góp ýThủ tướng nêu 4 lĩnh vực đề nghị Ban chỉ đạo điều hành giá góp ý

VTV.vn - Sáng nay (1/7), phát biểu khai mạc cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thảo luận kỹ về giải pháp kiểm soát lạm phát dưới ngưỡng 4%.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.56915325150101202-aig-hnah-ueid-ohc-oan-nab-hcik-1202-man/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Năm 2021, kịch bản nào cho điều hành giá?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools