- Bộ Quốc phòng tập huấn Luật Cảnh sát biển Việt Nam
- Hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam quy định tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam
- Hệ thống tổ chức và chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam
- Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đại diện Văn phòng Chính phủ và một số cơ quan Trung ương.
Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại Hội nghị. |
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Đề án, sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng và sự giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ngành liên quan, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tích cực, chủ động, triển khai thực hiện hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án giai đoạn 2015 – 2020...
Các dự án được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm cho lực lượng Cảnh sát biển hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, duy trì thực thi pháp luật, cứu hộ, cứu nạn trên biển và giao lưu với Cảnh sát biển các nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã quán triệt, giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm cho CBCS hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; chủ động làm tốt công tác nghiên cứu, nắm sát, đánh giá, dự báo đúng tình hình, tham mưu trúng, đúng với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về chủ trương, đối sách, xử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả các tình huống trên biển, không để bị động, bất ngờ; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các quân khu ven biển, hiệp đồng, đăng ký, quản lý, tiếp nhận, huấn luyện, sử dụng nguồn nhân lực, tàu thuyền, phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển, đảo.
Quang cảnh Hội nghị. |
Đồng tình với một số ý kiến đề xuất tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương lưu ý Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cần tiếp tục triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu còn lại của Đề án, tập trung ổn định tổ chức, biên chế, các nguồn lực, đảm bảo đủ vũ khí, trang bị, xây dựng cơ sở hạ tầng; xác định đến năm 2030, lực lượng Cảnh sát biển hiện đại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương đề nghị lực lượng Cảnh sát biển cần quan tâm đến các yếu tố chi phối tình hình trong bối cảnh Biển Đông và vùng biển Tây Nam tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tình hình tội phạm vi phạm trên biển ngày càng tinh vi...
Chủ động phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng nắm chắc tình hình trên biển, tham mưu kịp thời với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về các chủ trương, đối sách để xử lý kịp thời, đúng pháp luật các tình huống trên biển, không để bị động bất ngờ, không để mâu thuẫn, tranh chấp phát triển thành xung đột vũ trang, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương yêu cầu lực lượng Cảnh sát biển cần chú trọng đào tạo, giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cảnh sát biển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trên biển; tăng cường hợp tác quốc tế; thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, không để CBCS bị các lực lượng khác móc nối, mua chuộc, từ đó tiếp tay, làm ngơ, bao che cho các loại tội phạm vi phạm; đồng thời kiên quyết xử lý các CBCS vi phạm để làm trong sạch lực lượng...