vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao điện lại bị dư thừa?

2021-01-07 08:00
Vì sao điện lại bị dư thừa? - Ảnh 1.

Trong ngày 1-1, công suất tiêu thụ điện cả nước vào giờ thấp điểm trưa chỉ 16.563 MW, tương đương công suất lắp đặt của điện mặt trời hiện nay - Ảnh: N.H.

Có địa phương tăng trưởng tiêu thụ điện âm, có địa phương tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua khi các ngành sử dụng nhiều năng lượng điện như sản xuất, dịch vụ, thương mại... đều ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Trong khi đó, điện mặt trời đã bổ sung lớn nguồn điện cho hệ thống, dẫn đến thừa điện.

Tiêu thụ ít, doanh nghiệp giảm trả tiền điện

Suốt năm vừa qua, một công ty giặt ủi tại TP.HCM đã gánh chịu những khó khăn chồng chất do khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp (DN) này là các khách sạn chuyên phục vụ du lịch phải tạm đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì dịch COVID-19, lượng du khách sụt giảm mạnh.

Theo lãnh đạo của DN này, với khối lượng công việc giảm đến 80%, lượng điện tiêu thụ cho các máy giặt ủi cũng sụt giảm đều trong cả 12 tháng. "Thay vì trả 180 triệu đồng tiền điện/tháng, chúng tôi chỉ còn thanh toán chừng 40 - 50 triệu đồng/tháng và dự kiến vẫn giữ ở mức này trong năm 2021 nếu không có gì thay đổi", vị này nói.

Tương tự, theo ông Hoàng Việt - chủ một quầy bar tại quận 1 (TP.HCM), thay vì phải trả khoảng 30 triệu đồng tiền điện/tháng như trước, thời gian qua ông chỉ phải trả 5-6 triệu đồng/tháng do liên tục ngừng hoạt động.

Ông Phạm Văn Việt - phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM - cho biết các DN may đều khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, sản xuất sụt giảm nên lượng điện tiêu thụ cả năm trung bình giảm khoảng 20%. Thậm chí, trong tháng 4-2020, số tiền điện mà 3 nhà máy dệt may của ông Việt phải trả chỉ còn hơn 80 triệu đồng, thay vì hơn 500 triệu đồng/tháng như trước, do hoạt động sản xuất đình trệ vì cách ly xã hội.

Trong năm 2020, lần đầu tiên sản lượng tiêu thụ điện ở TP.HCM tăng trưởng âm, với lũy kế mức tăng trưởng điện chung cho các ngành của TP.HCM chỉ còn -0,98% so với chỉ tiêu đặt ra là khoảng 6%. Đặc biệt, ngành thương nghiệp, khách sạn có lượng tiêu thụ điện giảm đều trong tất cả các tháng, trong đó tổng mức giảm của ngành đến tháng 12 đã lên đến -11% so với năm 2019. Ngành công nghiệp, xây dựng cũng giảm tiêu thụ điện trong cả năm với mức tăng trưởng -3,58%.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) - cho biết đây là lần đầu tiên tiêu thụ điện tại TP.HCM tăng trưởng âm, trong khi mọi năm đều tăng trưởng trên 5%, thấp nhất cũng tăng 3%. So với chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6%, mức tăng trưởng âm của năm 2020 cho thấy sụt giảm nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn ở TP.HCM. Trong đó, ngành sản xuất, ngành dịch vụ có mức sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của COVID-19.

Trong khi đó, do người dân sinh hoạt tại nhà nhiều hơn nên sản lượng điện của nhóm quản lý, dân cư vẫn đạt mức tăng trưởng 4,67% so với năm 2019. Dự báo mức tiêu thụ điện tại TP.HCM trong năm 2021 sẽ tăng trưởng từ 4,5 - 5% nếu kinh tế TP phục hồi tốt. Tuy nhiên, theo ông Kiên, lượng điện tiêu thụ thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng COVID-19 đến nền kinh tế của TP. Dự báo nguồn cung cấp điện trong năm 2021 của TP sẽ đảm bảo, bớt đi áp lực so với những năm trước.

Vì sao điện lại bị dư thừa? - Ảnh 2.

Đồ họa: TUẤN ANH

Cắt giảm công suất điện từ năng lượng tái tạo

Đại diện Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết năm 2020 là năm đầu tiên có mức tăng trưởng tiêu thụ điện thấp nhất trong 10 năm gần đây, khi chỉ tăng 3,8% với mức tiêu thụ đạt gần 75,5 tỉ kWh/năm. Theo vị này, mỗi năm tổng công ty này ghi nhận mức tăng trưởng duy trì từ 8-10%, song năm nay thấp kỷ lục do tác động của COVID-19. Trong đó, các công ty thành viên có sản lượng giảm rơi vào các tỉnh có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp, du lịch do hệ lụy của dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại.

Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), trong kỳ nghỉ Tết dương lịch 2021 (từ ngày 1 đến 3-1), công suất và sản lượng điện tiêu thụ cả nước đều giảm đáng kể so với ngày thường trước đó. Tính trung bình trong kỳ nghỉ Tết dương lịch, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia trung bình ngày chỉ ở mức khoảng 29.146 MW, sản lượng tiêu thụ điện ở mức khoảng 522,7 triệu kWh/ngày, thấp hơn khoảng 13,5% về công suất và thấp hơn 18,7% về sản lượng so với mức trung bình của tuần trước tết.

Cụ thể, ngày 1-1-2021 công suất đỉnh của hệ thống là 26.063 MW và sản lượng điện tiêu thụ là 480,4 triệu kWh, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công suất đỉnh đạt 26.421 và sản lượng điện tiêu thụ đạt 513,8 triệu kWh. Theo EVN, kỳ nghỉ Tết dương lịch vừa qua cũng là thời điểm phụ tải (tiêu thụ điện) giảm thấp so với ngày thường, đặc biệt là vào các giờ thấp điểm trưa. Chẳng hạn như ngày 1-1, công suất phụ tải thấp điểm trưa chỉ có 16.563 MW, tương đương công suất lắp đặt điện mặt trời.

Trước đó, vào tháng 10-2020, EVN cũng cho biết sản lượng điện tiêu thụ trong tháng sụt giảm do miền Bắc chuyển mùa và miền Trung bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các cơn bão và mưa lớn gây lũ lụt diện rộng. Theo đại diện EVN, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp hơn dự kiến. EVN đang giải quyết bài toán "thừa điện", nhiều nhà máy điện năng lượng tái tạo buộc phải cắt giảm công suất trong những thời điểm phụ tải thấp, mức tiêu thụ điện của hệ thống giảm.

Buổi trưa cũng là lúc bức xạ mặt trời tốt nhất, dẫn tới hiện tượng thừa công suất phát vào giờ thấp điểm trưa. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đang duy trì hoạt động của hệ thống AGC (hệ thống thiết bị tự động điều chỉnh tăng giảm công suất phát điện) nhằm duy trì vận hành ổn định toàn hệ thống.

Nhiều nhà máy điện mặt trời, điện gió tại khu vực Nam Trung Bộ thời gian qua phải cắt giảm công suất phát để đảm bảo vận hành lưới điện theo yêu cầu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia. Theo ông Nguyễn Thế Hùng - phó giám đốc Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội (Phú Yên), từ tháng 9 đến nay, nhà máy này liên tục bị yêu cầu cắt giảm công suất do quá tải lưới truyền tải, công suất bị cắt giảm dự kiến lên đến 8.000 MWh.

Chuyên gia tư vấn tăng trưởng doanh nghiệp PHẠM VIỆT ANH: Nhiều vấn đề cần mổ xẻ

Tiêu thụ điện giảm có thể nhờ cải thiện công nghệ sản xuất, tăng năng suất. Cũng có thể do doanh nghiệp còn hàng tồn trong những quý đầu năm và không sản xuất tiếp những tháng còn lại.

Tuy vậy, tiêu thụ lượng điện của các ngành sản xuất, dịch vụ, thương mại... sụt giảm đã phản ánh đúng thực tế diễn ra năm qua, khi khách sạn, nhà hàng, du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, hạn chế đi lại, giãn cách xã hội và cấm biên giữa các quốc gia.

Năm 2020 kết thúc với tăng trưởng 2,91%, thuộc hàng cao của khu vực. Nhưng các con số trong ngành năng lượng cho thấy chúng ta vẫn tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và đầu tư nước ngoài. Để có được sự bền vững đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố về tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư trong nước, tăng trưởng nội sinh, cũng như cải thiện năng suất tổng gắn với sự tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. N.BÌNH ghi

Mua điện mặt trời một giá có nhiều hạn chế

Trong văn bản trả lời kiến nghị kéo dài giá FIT (giá mua bán điện cố định kéo dài trong 20 năm) cho điện gió, điện mặt trời của Hiệp hội Năng lượng VN, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho rằng chính sách giá FIT có một số hạn chế như các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng bức xạ mặt trời tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, ảnh hưởng đến ổn định lưới điện, gia tăng cạnh tranh về đất đai.

dienmattroi tayninh 26 1(read-only)

Nhiều nhà máy điện mặt trời phải cắt giảm sản lượng vào giờ cao điểm do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG

Cơ chế quyết định giá cũng có hạn chế trong kiểm soát quy mô và kế hoạch phát triển nguồn và hệ thống, trong khi mức giá mua bán điện mặt trời khó phản ánh kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường.

Do vậy, chính sách phát triển điện mặt trời cần được xem xét, nghiên cứu điều chỉnh hướng tới tiệm cận thị trường cạnh tranh, đảm bảo tăng cường hiệu quả quản lý, đầu tư và vận hành hệ thống ổn định, chất lượng. Việc nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá ngược giá điện là cần thiết, phù hợp với xu hướng trên thế giới.

Theo Tập đoàn Điện lực VN, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (trong đó có gần 9.300 MWp là điện mặt trời mái nhà), tương ứng khoảng 16.500 MW - chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.

Chính sách giá FIT mua điện mặt trời đã bộc lộ những hạn chếChính sách giá FIT mua điện mặt trời đã bộc lộ những hạn chế

TTO - Theo Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), cơ chế hỗ trợ giá cố định trong 20 năm (giá FIT) đã bộc lộ những hạn chế như dự án tập trung tại khu vực có tiềm năng tốt, quá tải lưới điện tại một số khu vực.

Xem thêm: mth.39780953260101202-auht-ud-ib-ial-neid-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao điện lại bị dư thừa?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools