Con số này cao hơn mức ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2020 là khoảng 11 - 12% và tương đối sát với trung bình tăng trưởng tín dụng năm 2018 và 2019 là trên 13%.
Theo SSI, tín dụng có thể tăng trưởng phục hồi trở lại trong năm nay nhờ một số tín hiệu tích cực. Trong đó, phải kể đến tín hiệu phục hồi bắt đầu từ việc điều chế vaccine COVID-19 thành công. Từ đó, thương mại quốc tế, sản xuất và tiêu dùng có thể khôi phục và giúp hoạt động cho vay tăng trở lại.
Cho vay bán lẻ ước tính quay lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đây sau khi gián đoạn trong năm 2020. Nhu cầu nợ vay có thể được hỗ trợ phần nào bởi lãi suất cho vay thấp và việc các ngân hàng có thể cân nhắc nới lỏng tiêu chuẩn cho vay khi nhận thấy những dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn của nền kinh tế.
Các ngân hàng có thể tái khởi động khoản cho vay tài chính tiêu dùng trong năm 2021. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Mặt khác, do việc thắt chặt các điều kiện phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp theo Nghị định 81 của Chính phủ, doanh nghiệp có khả năng quay lại với các khoản vay ngân hàng.
Ngoài ra, các ngân hàng có thể tái khởi động khoản cho vay tài chính tiêu dùng trong năm 2021. Trong năm 2020, tài chính tiêu dùng chiếm khoảng 1,6% tổng dư nợ cho vay, đây là thời điểm các công ty đầu ngành tập trung thu hồi nợ và thắt chặt các tiêu chí cho vay do lo ngại nợ xấu tăng vì dịch COVID-19.
SSI dự báo, các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng có thể quay trở lại mức trước COVID-19 vào nửa cuối năm 2021, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng chung.
VTV.vn - Từ năm 2016 đến nay, tín dụng đều có mức tăng trưởng dương ngay từ những tháng đầu năm và có mức tăng trưởng bình quân năm trên 16%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.50174548070101202-1202-man-gnort-41-31-tad-eht-oc-gnud-nit-gnourt-gnat-iss/et-hnik/nv.vtv