- Chống săn bắt, buôn bán động vật hoang dã: Trên "nóng”, dưới than… khó đủ thứ
- Cuộc chiến chống săn bắt, buôn bán động vật hoang dã: Đi chợ "địa ngục"
- Cuộc chiến chống săn bắt, buôn bán động vật hoang dã: Bẫy, bán và đủ chiêu lách luật
- Cảnh báo từ 20 tổ chức bảo tồn động vật hoang dã
Thời gian gần đây, sau khi có bằng chứng về việc virus COVID-19 lây truyền từ ĐVHD sang người, lãnh đạo nhiều quốc gia đã ban hành các quyết định mạnh mẽ nhằm chấm dứt nguồn lây bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ ĐVHD. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 nhằm đưa ra các biện pháp cấp bách để bảo vệ ĐVHD, trong đó có điều khoản nghiên cứu, rà soát để xử lý hành vi tiêu thụ.
Các chuyên gia cung cấp thông tin tại buổi gặp mặt chia sẻ kết quả khảo sát. |
Nhóm tư vấn đã thu về 261 phiếu khảo sát, đồng thời đã thực hiện 8 cuộc phỏng vấn sâu các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực ẩm thực, dinh dưỡng, xã hội học, dịch tễ học, bảo tồn động vật và chủ các cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các các đảng viên đã được tiếp cận với các văn bản quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu dùng, sử dụng sản phẩm từ ĐVHD là được nghe qua thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ cao nhất 61,7%.
Qua kết quả khảo sát và các cuộc hội thảo tham vấn, các chuyên gia đề nghị tiến hành một nghiên cứu toàn diện hơn và thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền đề xuất Ban Bí thư ban hành văn bản/chỉ thị/chế tài mới trong Đảng phù hợp với thực trạng của Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là sau khi Chỉ thị 29 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành.
Cùng ngày, liên quan đến vấn đề này, giải báo chí VIEWS Award (giải báo chí thường niên do CHANGE khởi xướng) về các chủ đề môi trường, ĐVHD và phát triển bền vũng ở Việt Nam dành cho báo chí và người dùng mạng xã hội đã được tổ chức và trao giải cho các tác giả đạt giải ở hạng mục giải Báo chí và hạng mục Mạng xã hội.