vĐồng tin tức tài chính 365

Kiên quyết loại bỏ cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm

2021-01-08 07:19

Ngày 7-1, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138) và Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia).

Kiên quyết loại bỏ cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm - ảnh 1
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGP/LÊ SƠN

Tham nhũng đa dạng từ lĩnh vực, ngành đến địa bàn

Báo cáo tại hội nghị, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 138/CP, cho biết năm 2020, tội phạm xâm phạm về trật tự xã hội xảy ra gần 43.000 vụ, giảm gần 7% so với năm 2019.

Tuy nhiên, theo ông Vương, tội phạm tuy giảm về số vụ nhưng tính chất vẫn nghiêm trọng. Nổi lên là tội phạm giết người, chủ yếu do mâu thuẫn trong sinh hoạt, mâu thuẫn tình ái, giết người thân còn xảy ra nhiều với tính chất, mức độ nguy hiểm.

Tội phạm có tổ chức được kiềm chế, tuy nhiên tại một số địa phương có thời điểm một số băng, nhóm hoạt động trong một thời gian dài mới bị phát hiện. Ông Vương dẫn chứng băng nhóm Xuân Đường tại Thái Bình, vợ chồng Lý Thị Loan (Loan “cá”) tại Đồng Nai, băng nhóm vợ chồng Lê Văn Phú (Phú Lê) tại Hà Nội.

Đáng chú ý, tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng đột biến trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 và triển khai Nghị định 100/2019 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) với 236 vụ chống lại lực lượng công an, tăng gần 140%.

Cũng theo Thượng tướng Lê Quý Vương, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số loại tội phạm phát sinh như đầu cơ, nâng khống giá trị thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch (điển hình là các vụ án xảy ra tại CDC Hà Nội và BV Bạch Mai); lợi dụng chủ trương xã hội hóa trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công để trục lợi; buôn lậu, đầu cơ làm giả các mặt hàng phòng, chống dịch…

“Tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ diễn ra phức tạp và đa dạng hơn ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa bàn. Cùng với đó là tình trạng “tham nhũng vặt” trong giải quyết các thủ tục hành chính…” - ông Vương nói.

Có trường hợp “bảo kê” cho hành vi sai

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình ghi nhận thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả rất tích cực…

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng chỉ ra hoạt động tội phạm “bảo kê, tín dụng đen”, ma túy vẫn diễn ra phức tạp. Công tác phòng ngừa tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội, hạn chế các điều kiện nảy sinh tội phạm chưa hiệu quả, có nơi ở cơ sở còn buông lỏng.

Phó Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân của hạn chế trên trước hết do chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc. “Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo. Nhiều nơi, vai trò của các lực lượng chuyên trách còn hạn chế, chưa xây dựng được lực lượng nòng cốt, chưa sâu sát nắm bắt tình hình địa bàn, khu dân cư” - ông Bình nói.

Cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng còn một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, còn có biểu hiện nể nang, bao che, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại...

Từ đó, Phó Thủ tướng thường trực nhấn mạnh kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất, tiếp tay cho tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. “Quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, bản lĩnh, có phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…” - Phó Thủ tướng nói.

Năm 2021, TP.HCM đặt mục tiêu 100% người nghiện được quản lý

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng thông tin hoạt động của loại tội phạm ma túy trên địa bàn TP tuy chưa phát hiện có phương thức, thủ đoạn mới nhưng vẫn tiềm ẩn phức tạp… Cạnh đó, số người nghiện chưa được thống kê còn rất lớn. Đây là nhân tố có nguy cơ làm gia tăng tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và phát sinh số người nghiện mới.

Cũng theo bà Thắng, trước thực tế trên, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM đã quan tâm, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm. Nổi bật là việc triển khai Đề án nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2030 với nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy…

 “Năm 2021, TP.HCM đặt mục tiêu 100% số người nghiện, người sử dụng ma túy đều được phát hiện và quản lý” - bà Thắng nói, đồng thời cho hay TP.HCM sẽ đẩy mạnh công tác quản lý cư trú, thường xuyên tuần tra, truy vết số người nghiện lang thang tổ chức sử dụng ma túy nơi công cộng, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. 

Xem thêm: lmth.413069-mahp-iot-ohc-yat-peit-tahc-neib-ob-nac-ob-iaol-teyuq-neik/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiên quyết loại bỏ cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools