vĐồng tin tức tài chính 365

Tín dụng 2021 dự kiến tăng 12%, không hạ chuẩn cho vay

2021-01-08 10:09

Tín dụng 2021 dự kiến tăng 12%, không hạ chuẩn cho vay

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Dư nợ trong nền kinh tế tăng mạnh trong tháng cuối năm 2020, với mức tăng 12,13% so với cuối năm 2019. Trong năm 2021, cơ quan quản lý dự kiến mức tăng trưởng đạt 12% nhưng không cố định và kiên quyết không hạ chuẩn cho vay.

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc NHNN. Ảnh: D.V.

Tăng mạnh vào cuối năm

Tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 tại TPHCM mới đây, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến ngày 30-12-2020, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm, thấp hơn so với con số 13,65% trong năm 2019.

Đáng chú ý trước đó tín dụng tính đến ngày 21-12 chỉ tăng 10,14%. Điều này cho thấy một lượng tiền lớn (2 điểm phần trăm tăng thêm trong dư nợ, tương đương khoảng gần 165.000 tỉ đồng) đã được đưa ra thị trường chỉ trong 9 ngày cuối năm 2020.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước, nhưng bắt đầu phục hồi từ cuối quí 2.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng hơn 12% được NHNN đánh giá là phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ. Ngoài ra, tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro vẫn được kiểm soát chặt chẽ, trong khi các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết trong năm 2021, NHNN xác định mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12%. Tuy nhiên, đây là con số định hướng điều hành chứ không cố định. Nếu tình hình dịch bệnh ổn định và ngành sản xuất kinh doanh cần nhiều vốn thì ngành ngân hàng sẵn sàng mở rộng và ngược lại, ông Tú nói thêm. Tuy nhiên, theo lãnh đạo NHNN, thị trường vẫn đối mặt nguy cơ phòng chống dịch Covid-19 kéo dài chứ không chỉ trong ngắn hạn.

Đại diện NHNN cũng cho biết sẽ tạo điều kiện để cho khách hàng vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống.

Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Tín dụng sẽ tiếp tục tập trung cho vay các lihnh vực ưu tiên, lĩnh vự sản xuất kinh doanh, các dự án có sức lan tỏa, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tập trung tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025

Về định hướng điều hành năm 2021, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp với chính sách tài khoản và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát., duy trì ổn định vĩ mô, thị trường nhằm hỗ trợ phục hồi nhanh nền kinh tế.

Ngoài ra trong năm nay, NHNN cũng xây dựng trình chính phủ đề án tổng thể cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025 và chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng phương án cơ cấu lại của tổ chức mình để sớm triển khai trong thời gian tới.

NHNN cũng đánh giá giải pháp thu hồi nợ được các tổ chức tín dụng thực hiện đạt hiệu quả tích cực trong câu chuyện giải quyết nợ xấu theo Nghị 42, nhưng đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

Theo lãnh đạo NHNN, các tổ chức tín dụng vẫn phải tiếp tục lộ trình tái cấu trúc trong 5 năm tới. Với các tổ chức tín dụng chưa hoàn thành mục tiêu của đề án 2016-2020 thì tiếp tục, còn nếu đã đạt được thì thực hiện với mục tiêu cao hơn để có thể phát triển ở quy mô lớn hơn.

Ba lần giảm lãi suất, cơ cấu nợ 335.000 tỉ đồng vì Covid-19

Tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã ba lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

Tính đến tháng 11-2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.

Đến nay, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 335.000 tỉ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 600.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỉ đồng, đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt hơn 2,3 triệu tỉ đồng cho hơn 400.000 khách hàng.

Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 01, nhưng Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho hơn 168.000 khách hàng với dư nợ 4.187 tỉ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với số tiền 73.919 tỉ đồng.

 

Xem thêm: lmth.yav-ohc-nauhc-ah-gnohk-21-gnat-neik-ud-1202-gnud-nit/905213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Tín dụng 2021 dự kiến tăng 12%, không hạ chuẩn cho vay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools