Các công ty thuộc lĩnh vực bảo hiểm, thanh toán và tiền điện tử, quản lý đầu tư đã phải hứng chịu tình trạng sụt giảm về lượng tiền mặt sẵn có, các khoản vay và tài sản lưu động trong suốt giai đoạn đóng cửa.
Trong số 23.000 công ty được khảo sát, 60% cho rằng cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra đã tác động tiêu cực đến thu nhập ròng của họ. Đa số những công ty này cho biết doanh thu giảm từ 1 - 25%, nhưng gần 700 công ty nói rằng doanh thu của họ giảm trên 75%.
Cũng theo khảo sát của FCA, lĩnh vực thanh toán và tiền điện tử có tỷ lệ các công ty sinh lời thấp nhất, tiếp theo là lĩnh vực tài chính bán buôn, quản lý đầu tư, bảo hiểm, cho vay bán lẻ và đầu tư bán lẻ.
"Tình trạng thị trường suy thoái vì đại dịch có thể khiến nhiều công ty phải phá sản. Những công ty này chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ, và khoảng 30% trong số họ có khả năng gây ra thiệt hại khi phá sản", ông Sheldon Mills, người đứng đầu bộ phận về người tiêu dùng và cạnh tranh của FCA, cho biết.
Theo FCA, họ không có trách nhiệm trong việc ngăn chặn các công ty phá sản, nhưng cơ quan này phải đảm bảo rằng việc dừng hoạt động kinh doanh của các công ty trên diễn ra một cách có trật tự.
Bằng cách nhận biết sớm các nguy cơ tài chính tiềm ẩn tại các công ty, FCA có thể can thiệp nhanh hơn để kiểm soát rủi ro và bảo vệ người tiêu dùng một cách thỏa đáng.
VTV.vn - Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, số vụ phá sản trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Nhật Bản năm 2020 có thể sẽ cao nhất lịch sử.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.74475801180101202-nas-ahp-oc-yugn-tam-iod-hna-hnihc-iat-yt-gnoc-0004-nag/et-hnik/nv.vtv