Tôi đã nghiên cứu một dự án lâu dài và gần đây tôi đã thử một điều mới. Thay vì vội vàng đi ngủ hoặc ngủ thêm để đủ ít nhất 6–7 tiếng, tôi sẽ thức khuya hoặc dậy sớm và làm điều gì đó mà tôi thấy hứng thú. Đây là sự đánh đổi, tôi bỏ lỡ một số giấc ngủ ngắn nhưng tôi đã hồi sinh.
Vào một trong những thời điểm bận rộn nhất trong dự án, tôi thấy mình thiếu tập trung và lơ đãng kiểm tra mạng xã hội. Đầu tiên tôi nghĩ đó là vấn đề về sự tập trung, vì vậy tôi cố gắng làm mới thói quen buổi sáng của mình, ngủ nhiều hơn, ăn ngon hơn và điều chỉnh lượng caffeine của mình.
Điều này đã giúp tôi tập trung phần nào nhưng việc cố gắng trở nên hiệu quả hơn khi niềm đam mê mất đi đã làm giảm đi nhiều động lực và tinh thần làm việc của tôi.
Hạn mức đam mê
Gần đây, tôi đã nhận ra điều đó. Chúng ta cần một ngưỡng nghỉ ngơi, chất dinh dưỡng và các mối quan hệ nhất định để phát triển. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có mức đam mê chủ quan nữa.
Tất cả chúng ta đều có khả năng hạn chế, và không thể làm tốt công việc mà mình thực sự không đam mê. Năng lực này thực chất rất cần thiết cho mọi công việc. Các CEO vẫn phải sàng lọc email, bác sĩ phẫu thuật vẫn phải cập nhật biểu đồ và dữ liệu EMR. Không phải tính chất nào của công việc bạn cũng đam mê.
Về cơ bản, công việc hoặc cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khó khăn là điều không tránh khỏi. Công việc hoặc thói quen hàng ngày của bạn nhất định có phần nào đó nhàm chán. Tuy nhiên, khi những điều không đam mê này ngày càng áp đảo phần lớn lượng công việc, thì hạn mức đam mê của bạn sẽ không được đáp ứng.
Không đam mê: Ennui
Trước đây tôi đã sử dụng từ này: Ennui. Tôi đã đọc nó trong một bộ sưu tập các bức thư của Seneca về chủ nghĩa Khắc kỷ. Ennui được định nghĩa là "Cảm giác bơ phờ và không hài lòng phát sinh do thiếu việc làm hoặc thiếu sự phấn khích". Sự bất mãn và bơ phờ mà bạn cảm thấy ở công việc không thể biến mất nhờ trà thảo mộc và thiền định; bạn phải tìm được niềm đam mê của mình ở đâu có trong công việc bạn làm.
Một trải nghiệm khác
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ về thời điểm cảm giác ennui này ập đến với tôi. Tôi đang đi Uber trên đường đến sân bay vào sáng thứ Hai. Tôi trả lời một số email và cập nhật một vài mô hình phân tích trong xe. Sau đó tôi đọc và viết nhật ký trước khi đến sân bay. Thực ra, tôi chỉ muốn chiếc xe đang đi sẽ không có điểm đến và đừng có vào sân bay. Tôi chỉ muốn Uber tiếp tục đi mãi không dừng, bởi vì trong sâu thẳm, tôi không bao giờ muốn ra ngoài và bắt đầu làm việc với khách hàng. Tôi bồn chồn vô cùng - sợ thứ Hai và luôn khao khát thứ Sáu mau tới. Cảm giác này, nỗi sợ hãi bồn chồn này chính là: Không đam mê - ennui.
Làm thế nào để chúng ta lấy lại niềm đam mê và chiến đấu với Ennui?
Về cơ bản, chúng ta có ba lựa chọn:
- Thêm - Tìm những việc giúp bạn tập trung, thúc đẩy sự sáng tạo và đam mê của bạn.
- Bớt - Giảm thiểu công việc khiến bạn kiệt sức bằng cách thay đổi vai trò trong công ty hoặc điều chỉnh vai trò hiện tại.
- Định hình lại - Đừng nhảy việc, hãy thay đổi góc nhìn của bạn. Xác định các mục tiêu dài hạn và kỹ năng bạn muốn phát triển, liên kết các mục tiêu và kỹ năng đó với công việc hàng ngày để mang lại niềm đam mê cho những công việc dù là vụn vặt nhất.
Thêm vào
Thành thật mà nói, tôi chỉ mới thử cái này được 2-3 tuần, vì vậy tôi không thể nói chính xác được, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, cách này rất tuyệt vời. Đây là kế hoạch sơ bộ của tôi. Đi ngủ ngay sau khi công việc buổi tối ở khách sạn kết thúc. Tránh mọi sự phân tâm. Dậy sớm. Cảnh báo: bạn cần ngủ. Tôi biết tôi cần ngủ ít nhất 6 tiếng. Trước khi đi ngủ, hãy viết ra 2-3 điều truyền động lực mà bạn muốn làm vào buổi sáng, để một ngày của bạn thật năng lượng. Đây là điều quan trọng. Nếu không, bạn sẽ không muốn dậy. Không đùa đâu, tôi rất vui khi được thức dậy, tiếp thêm năng lượng vào buổi sáng. Nghe đơn giản nhưng nó lại là khởi đầu phong phú cho một ngày mới của tôi.
Bớt đi
Đối với tôi, tôi đã từng chịu trách nhiệm cho các đề xuất không liên quan đến công việc thực tế của mình, cũng như làm thêm công việc phụ. Tôi đã cố gắng bỏ hết các công việc không thực sự thúc đẩy tôi. Một, để tôi có thể làm gấp đôi công việc giúp tôi tràn đầy năng lượng. Hai là tôi có nhiều thời gian hơn cho bản thân vào buổi sáng và cuối tuần.
Bạn phải hiểu vì sao mình lại làm những việc đó, hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó. Đó có phải là điều bạn phải làm để đạt được kỹ năng quan trọng không? Đó có phải là việc giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn của mình không? Hay, bạn chỉ làm mà không có mục đích cụ thể? Hãy đánh giá kỹ lại ngày làm việc của bạn, tìm hiểu xem việc gì bạn có thể cắt giảm để có nhiều thời gian cho đam mê của bản thân.
Định hình lại
Ví dụ, hôm nay, tôi bị chỉ trích về lời giới thiệu của mình với một nhà cung cấp trong một email đơn giản. Chung quy là, tôi đã được hướng dẫn cơ bản về cách nên viết một email. Tuy nhiên, tôi được làm việc với một số người tài giỏi. Tôi đã học được cách làm tốt những việc nhỏ. Trình bày dữ liệu rõ ràng dưới dạng đồ thị và biểu đồ, giao tiếp rõ ràng qua email, dẫn dắt chương trình làm việc trong hội thảo. Tôi nhận ra rằng đây là những bài học quý giá mà tôi được nhận khi làm việc với các lãnh đạo cấp cao và học hỏi từ họ.
Khi bạn làm những việc nhàm chán với tư duy học hỏi này, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Bạn cũng có thể dậy lên cảm giác khiêm tốn và biết ơn đối với công việc. Khi công việc của bạn có một mục đích rõ ràng, bạn sẽ có động lực hơn rất nhiều.
Đam mê: Bạn cần nó để tồn tại
1. Tìm kiếm niềm đam mê trong cuộc sống và công việc của bạn.
2. Khi cần: thêm, bớt, định hình lại để tìm lại niềm đam mê, giúp bạn có thêm sức lực cho cả ngày.
Mai Lâm
Theo MD