vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường vàng 2021 - chờ đợi nhịp tăng mới

2021-01-09 19:17

Thị trường vàng 2021 - chờ đợi nhịp tăng mới

Hồ Lê

(TBKTSG) - Trong những ngày đầu năm 2021 này, thị trường vàng cho thấy sự khởi sắc khi có dấu hiệu bứt phá nhanh và đã quay trở lại trên mốc 1.900 đô la Mỹ/ounce. Xu hướng đô la Mỹ tiếp tục suy yếu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất hỗ trợ cho đà đi lên trở lại của giá vàng trong giai đoạn tới, mà mục tiêu trước mắt có thể ở mức 2.300 đô la/ounce.

Mục tiêu 2.300 đô la?

Thị trường vàng thế giới đã kết thúc năm 2020 tại mốc 1.896 đô la/ounce, đánh dấu mức đóng cửa năm cao nhất mọi thời đại. So với đầu năm, giá kim loại quý này đã tăng 25%. Đáng lưu ý là sau giai đoạn điều chỉnh từ tháng 8-2020 đến tháng 11-2020, với mức giảm gần 15%, thị trường đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 12 và lấy lại tất cả những gì đã mất của tháng 11.

Trong những ngày đầu năm 2021 này, thị trường tiếp tục cho thấy sự khởi sắc khi có dấu hiệu bứt phá nhanh và đã quay trở lại trên mốc 1.900 đô la, củng cố xu hướng tăng đang quay trở lại, tạo tiền đề cho việc hướng tới chinh phục các mốc cao hơn trong năm nay. Ngưỡng kháng cự gần nhất của thị trường vẫn là vùng cản tâm lý quanh mốc 2.000 đô la/ounce, tiếp đó là đỉnh kỷ lục cũ quanh 2.070 đô la đã thiết lập vào tháng 8-2020.

Theo các nhà phân tích tại Tonare Broking, vàng đã mang lại lợi nhuận với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm là 13,37% trong 15 năm qua, 9,22% trong 10 năm qua, 14,96% trong năm năm qua và 19,75% trong ba năm qua. Giá vàng đóng vai trò như một hàng rào chống lạm phát trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp và một lượng lớn thanh khoản được bơm vào nền kinh tế.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng mức 2.000 hay 2.070 đô la/ounce không phải là vấn đề quá lớn. Với tình hình hiện nay, giá vàng có thể đạt mục tiêu trước mắt ở mức 2.300 đô la/ounce. Cụ thể, ngân hàng Goldman Sachs hồi cuối năm 2020 đã tự tin dự báo giá vàng có thể lên 2.300 đô la khi nhu cầu phục hồi mạnh trong năm 2021. Tương tự, ngân hàng ANZ, Commerzbank và CIBC cũng đặt mục tiêu ở 2.300 đô la/ounce cho giá vàng.

Không chỉ các nhà đầu tư tổ chức lạc quan, mà các nhà đầu tư cá nhân cũng tiếp tục hy vọng vào đà đi lên của thị trường. Một cuộc khảo sát mới đây được tiến hành trên 2.000 người của hãng tin Kitco, kết quả cho thấy có đến 84% cho biết giá vàng có thể nằm trên mức 2.000 đô la/ounce trong năm 2021, với mức giá trung bình cũng ở mức 2.300 đô la. Trong đó, có đến 14% dự báo giá vàng có thể lên tới 2.500-2.600 đô la, thậm chí có 8% tin rằng giá có thể lên trên 3.000 đô la/ounce.

Mốc 3.000 đô la có lẽ không khả thi trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn lại là câu chuyện khác. Theo trang longforecast.com, chuyên dự báo các thị trường và tài sản trong dài hạn năm năm, giá vàng có thể tiếp tục tăng hơn 20% trong năm 2021 và đóng cửa ở 2.277 đô la/ounce, năm 2022 kết thúc ở 2.776 đô la, năm 2023 sẽ dao động từ 2.700-3.000 đô la và năm 2024 sẽ đóng cửa ở mức cao nhất là 3.116 đô la/ounce.

Về góc độ giá theo biểu đồ kỹ thuật, giới phân tích cho rằng chu kỳ sáu tháng của giá vàng đã chạm đáy ở 1.767 đô la/ounce trong tháng 11-2020. Thị trường đã đảo chiều xu hướng thành công và đang tăng trở lại, với mục tiêu tối thiểu của lần đột phá này là 2.300 đô la và thậm chí có thể cao hơn. Đáng lưu ý là diễn biến giá vàng trong năm 2020 cũng khá tương đồng so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể sau khi tăng mạnh trong tám tháng đầu năm 2019, giá vàng cũng bước vào giai đoạn điều chỉnh và củng cố đến nửa đầu tháng 12-2019, sau đó mới thiết lập đà tăng mạnh mẽ trở lại cho năm 2020.

Nếu nhìn vào biểu đồ kỹ thuật tuần và tháng, thị trường vàng dường như lại đang xuất hiện mẫu hình tăng giá kinh điển “cốc và tay cầm” (còn gọi là mẫu hình Chén Thánh). Trong bốn tháng qua giá đã điều chỉnh và đang củng cố vùng tay cầm, do đó nếu thời gian tới bứt phá thành công vùng kháng cự theo mẫu hình này, thị trường có thể bước vào một đợt tăng mới đầy mạnh mẽ để thiết lập những đỉnh cao kỷ lục mới.

Chất xúc tác từ đâu?

Giá vàng vẫn đang trong xu hướng tăng dài hạn với mẫu hình Chén Thánh dường như đang hình thành.

Xu hướng đô la Mỹ tiếp tục suy yếu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất hỗ trợ cho đà đi lên trở lại của giá vàng trong giai đoạn tới. Trong báo cáo của mình, Goldman Sachs cũng dự kiến chỉ số USD Index sẽ tiếp tục giảm 6%. Tính đến thời điểm cuối năm 2020, chỉ số này đã rớt về dưới mốc 90, ghi nhận sự sụt giảm gần 13% so với đỉnh cao vào tháng 3.

Giới phân tích từ lâu tin rằng diễn biến của các đồng euro, yen Nhật và franc Thụy Sỹ so với đô la Mỹ là những chỉ báo tốt nhất cho biết giá vàng sẽ đi về đâu. Khi các đồng tiền này mạnh lên so với đô la Mỹ, giá vàng sẽ tăng. Giá vàng cũng sẽ tăng hoặc giảm cùng chiều với giá bạc.

Xu hướng giảm giá của đô la Mỹ cũng được hầu hết các tổ chức đưa ra. Trong đó, Citigroup hồi tháng 11-2020 từng dự báo đô la Mỹ có thể giảm đến 20% trong năm 2021. Còn hãng longforecast dự báo chỉ số USD Index có thể rớt về mức 80 trong năm 2021.

Các gói kích thích kinh tế của Mỹ, trong khi là yếu tố chính gây áp lực giảm giá lên đô la Mỹ, thì lại là chất xúc tác đẩy giá vàng tăng. Còn nhớ hồi tháng 8-2020, các gói hỗ trợ kinh tế của Mỹ trị giá 2.000 tỉ đô la được triển khai để hỗ trợ nền kinh tế đã giúp giá vàng “thăng hoa” lên 2.063 đô la/ounce. Hay gần đây nhất là vào ngày 27-12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành thành luật gói cứu trợ trị giá 900 tỉ đô la và dự luật ngân sách trị giá 1.400 tỉ đô la, giúp đẩy giá vàng tăng vọt từ đó đến nay.

Các chính sách hỗ trợ này được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2021, đặc biệt trong bối cảnh bà Yellen, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và cũng là người có khuynh hướng tăng cường nới lỏng chính sách để hỗ trợ kinh tế, được đề bạt làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời tân Tổng thống Joe Biden, kết hợp với các tín hiệu của ông Powell, Chủ tịch Fed, cho thấy Fed chưa có ý định cân nhắc việc hạn chế các chính sách tiền tệ mở rộng.

Theo đó, gói cứu trợ 900 tỉ đô la gần đây sẽ không phải là gói cuối cùng, mà sẽ có thêm một hoặc hai chương trình trong năm tới - điều này sẽ tiếp tục làm giảm giá đô la Mỹ và đẩy các loại tài sản lên cao hơn. Ngoài ra, với triển vọng kinh tế Mỹ dù sẽ phục hồi nhưng vẫn chậm, thực trạng thâm hụt kép đối với cả ngân sách và tài khoản vãng lai duy trì ở mức cao, hay chính trường của nước này tiếp tục chia rẽ, việc đô la Mỹ tiếp tục suy yếu là có cơ sở.

Dù thị trường kim loại quý này vẫn đang chịu áp lực kể từ khi phát triển vaccin ngừa Covid-19 thành công, mang đến kỳ vọng nền kinh tế sẽ sớm phục hồi và thúc đẩy dòng tiền luân chuyển sang các tài sản rủi ro hơn, nhưng nếu trong trường hợp hiệu quả vaccin không được như kỳ vọng hay quy trình tiêm chủng ở các quốc gia không được trơn tru thì sao? Hoặc những lo ngại về chủng virus corona mới được phát hiện tại Anh mới đây đang khiến nhiều nước đau đầu và áp đặt tái giãn cách xã hội trở lại cũng có thể trở thành động lực cho giá vàng ngay đầu năm nay, khi khả năng suy thoái kép vẫn còn đó.

Ngay cả khi nền kinh tế thế giới có thể phục hồi sau đại dịch, nỗi lo ngại về bóng ma lạm phát trước chính sách in tiền đáng kinh ngạc hiện nay cũng có thể thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trở lại ở thị trường vàng. Theo các nhà phân tích tại Tonare Broking, vàng đã mang lại lợi nhuận với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm là 13,37% trong 15 năm qua, 9,22% trong 10 năm qua, 14,96% trong năm năm qua và 19,75% trong ba năm qua. Giá vàng đóng vai trò như một hàng rào chống lạm phát trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp và một lượng lớn thanh khoản được bơm vào nền kinh tế.

Theo chuyên gia phân tích Leigh Goehring thì năm 2021 sẽ là năm mà các nhà đầu tư tin rằng lạm phát sẽ trở lại. “Chúng ta đã không trải qua bất cứ điều gì như vậy trong 40 năm. Vào một thời điểm nào đó trong năm 2021, điều đó sẽ xảy ra. Đây sẽ là chặng đường tăng trưởng tiếp theo của thị trường vàng. Giá vàng có thể vượt qua 2.100 đô la và chúng ta có thể thách thức 3.000 đô la”. Thậm chí hồi tháng 8-2020, ông này còn dự báo giá vàng có thể chạm mốc 15.000 đô la/ounce vào cuối thập kỷ này.

Bitcoin đã tăng phi mã gần đây và vượt mốc 30.000 đô la vì sự khan hiếm, còn cổ phiếu có thể phát hành thêm mà vẫn tăng mạnh, thì không có lý do gì giá vàng với nguồn cung bị hạn chế sẽ không thể đi lên trong bối cảnh tiền rẻ ồ ạt đang làm mất dần giá trị của tiền pháp định. Đáng lưu ý là có vẻ như hầu hết tin tốt cũng đã được phản ánh trên thị trường cổ phiếu, trong khi giá các chỉ số chứng khoán lại đang ở mức cao nhất mọi thời đại, nên nếu một sự kiện không mong muốn nào đó lại bất ngờ xảy ra, dòng tiền sẽ nhanh chóng rút ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro và chạy vào những tài sản an toàn như vàng trở lại.

Cuối cùng, theo Bloomberg, lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua vào đang là nhân tố quan trọng để đẩy giá mặt hàng này lên trong năm 2021, trong bối cảnh đồng đô la Mỹ đang làm suy giảm kho dự trữ ngoại hối khiến các nước càng muốn nhanh chóng đa dạng hóa tài sản nắm giữ. Ngân hàng Citigroup nhận thấy nhu cầu vàng ở khu vực nhà nước đã tăng lên khoảng 450 tấn sau khi giảm còn 375 tấn trong năm nay. Còn tại các nước châu Á, nhu cầu vàng trang sức giai đoạn đầu năm cũng là yếu tố có thể đẩy giá vàng tăng sớm.

Giá vàng vẫn đang trong xu hướng tăng dài hạn với mẫu hình Chén Thánh dường như đang hình thành.

Xem thêm: lmth.iom-gnat-pihn-iod-ohc--1202-gnav-gnourt-iht/824213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường vàng 2021 - chờ đợi nhịp tăng mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools