Các ngân hàng vẫn được giữ quyền tự quyết room ngoại - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ngoài yêu cầu trên, Nghị định 155 cũng quy định việc tự quyết vốn ngoại phải được ghi ở điều lệ công ty.
Như vậy so với bản dự thảo được đưa ra lấy ý kiến hồi tháng 6 là "tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng là không hạn chế" thì khi ban hành quy định chính thức, ban soạn thảo đã có sự điều chỉnh đáng kể.
Trước đó, đề xuất tước quyền tự quyết tỉ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) đã không nhận được sự đồng tình từ các ngân hàng vì lo ngại nhà đầu tư nước ngoài nhỏ lẻ chỉ lướt sóng chứ không đóng góp gì về công nghệ, quản trị, chiến lược phát triển...
Trong khi đó, nếu room này được giữ lại để bán cho đối tác chiến lược, cả ngân hàng và tất cả cổ đông đều được lợi. Vì các tổ chức tài chính quốc tế lớn tham gia đầu tư dài hạn sẽ giúp ngân hàng minh bạch hơn quản trị điều hành, phát triển hơn về mặt công nghệ, khách hàng, sản phẩm...
Đồng thời các ngân hàng cũng lo ngại việc mở bung cửa cho vốn ngoại cũng ảnh hưởng của vấn đề này đến an ninh, an toàn của ngành ngân hàng, an ninh tài chính tiền tệ và thị trường ngân hàng.
Hiện tại, tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa tại các ngân hàng là 30%. Hầu hết ngân hàng đều dùng quyền tự quyết trên để khóa tỉ lệ sở hữu này dưới mức tối đa (30%) và dành phần còn lại phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.
TTO - Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán nhà nước vừa đề xuất không tiếp tục trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như quy định hiện hành.
Xem thêm: mth.93073036111101202-iaogn-moor-teyuq-ut-coud-nav-gnah-nagn/nv.ertiout