Kể từ thập niên 1920 đến nay, độ khó trong các bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống Mỹ ngày càng đi xuống. Vậy phải chăng trình độ học thức của các ông chủ Nhà Trắng ngày nay không bằng được trước kia?
Quay ngược dòng lịch sử, bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống Mỹ đầu tiên, ông George Washington được các chuyên gia là có độ khó ở cấp 20, tương đương với những người có chuyên môn rất sâu về đọc viết và tiếng Anh.
Thế nhưng 220 năm sau, bài phát biểu nhậm chức của Cựu tổng thống Mỹ Barack Obam lại chỉ có cấp 9, tương đương với 1 cậu thanh niên mới tốt nghiệp cấp 3.
Bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump 8 năm sau đó lại chỉ có cấp 7, tương đương với học sinh trung học.
Vậy điều gì đang diễn ra? Trên thực tế trình độ của những nhà lãnh đạo Mỹ không hề đi xuống và câu chuyện bài diễn văn ngày càng dễ đọc liên quan mật thiết đến đối tượng họ muốn truyền tải thông điệp.
Sự thay đổi của cử tri
Tại Mỹ, tiêu chuẩn Flesch Kincaid Reading Ease Formula được dùng để đo độ khó của một bài viết. Tiêu chuẩn này trên thực tế được phát triển vào thập niên 1970 bởi hải quân để đo lường độ rõ ràng của các bức thông điệp truyền tải trong quân đội.
Theo tiêu chuẩn này, các bài phát biểu của Tổng thống Mỹ trước thập niên 1920 thường khó đọc hơn nhiều so với sau này và chúng liên quan chặt chẽ đến bối cảnh lịch sử của nước Mỹ. Vị Tổng thống đầu tiên Washington đọc bài phát biểu của mình với 80 chính trị gia giàu có, học thức và đã có mối quan hệ khá thân thiết trong giới lãnh đạo. Bởi vậy bài phát biểu của ông mang tính trang trọng, khó đọc và đòi hỏi người nghe có trình độ nhằm thể hiện tầm quan trọng của buổi lễ.
Cho đến thập niên 1920, phần lớn những chính trị gia Mỹ là người có học thức rất cao, giàu có và thuộc tầng lớp thượng lưu nên những bài phát biểu của Tổng thống phải phù hợp với hình ảnh bản thân. Giai đoạn này dân trí còn thấp nên người dân dễ dàng bỏ phiếu cho những lãnh đạo có trình độ với bài phát biểu "cao siêu" hơn.
Độ khó của các bài diễn văn Tổng thống Mỹ suy giảm theo thời gian
Thêm nữa, do công nghệ còn thấp nên phần lớn các cuộc bầu cử vẫn mang tính địa phương và chính trị gia chủ yếu tương tác với giới thượng lưu giàu có học thức của từng vùng là chính.
Thế nhưng với sự phổ cập giáo dục, cho phép nữ giới tham gia bầu cử cũng như đi học vào thập niên 1920, hình ảnh một vị Tổng thống giàu học thức với trình độ cao qua các bài phát biểu khó hiểu đã không còn thu hút được cử tri như trước.
Thêm nữa, sự phổ biến của radio, tivi cũng khiến trình độ dân trí ngày được nâng lên và những bài phát biểu hoa mỹ khó đọc không còn thu hút được cử tri như trước. Thay vào đó, người dân lại thích những chính trị gia có phong cách ăn nói giống như họ.
Thập niên 1930, khoảng 50% số hộ gia đình tại Mỹ đã có radio và đến 1950 thì khoảng 50% hộ gia đình đã có tivi. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin liên lạc, các chính trị gia Mỹ ngày này phải nói chuyện với dân chúng nhiều hơn trước. Đối tượng cử tri cũng chuyển hướng từ những người ảnh hưởng có học thức trong vùng thành những người dân thường.
Với sự phát triển của công nghệ, các ứng viên Tổng thống Mỹ giờ đây phải phát biểu với ngày càng nhiều cử tri hơn, tương tác với họ qua đủ loại hình công nghệ viễn thông như mạng xã hội hay thư điện tử. Những cử tri này có thể là người mà các chính trị gia chưa bao giờ gặp hoặc có trình độ thấp. Hệ quả là các bài diễn thuyết cần phải giảm độ khó để truyền tải đúng thông điệp đến cử tri.
Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, sự bùng nổ của mạng xã hội đã khiến các thông điệp chính trị càng ngắn gọn càng tốt bởi giới trẻ ngày nay sẽ nhanh chóng bỏ qua những bài viết dài lê thê thiếu thú vị và khó đọc.
Băng Tâm
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.18222206111101202-paht-gnac-yagn-ohk-od-oc-ym-gnoht-gnot-auc-ueib-tahp-iab-oas-iat/nv.zibefac