vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng phương Tây e ngại nguồn phí IPO từ các công ty Trung Quốc sụt giảm

2021-01-11 23:21

Ngân hàng phương Tây e ngại nguồn phí IPO từ các công ty Trung Quốc sụt giảm

Ricky Hồ

(TBKTSG Online) - Các ngân hàng phương Tây đã bỏ túi 1,7 tỉ đô la tiền phí để tổ chức các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) cho các hãng Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ, Hồng Kông và đại lục trong năm 2020 vừa rồi. Đây là số phí cao nhất trong một thập niên qua kể từ khi kỷ lục 1,8 tỉ đô la được lập vào năm 2010, theo số liệu của Dealogic.

Khoảng 2/3 của số phí nêu trên đến từ việc giúp đỡ các công ty Trung Quốc gọi vốn trên thị trường chứng khoán New York và Nasdaq. Con số này khó có thể đứng vững khi căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế tiếp tục leo thang trong năm 2021. Bởi chính phủ Mỹ có thể “tung cước” bất cứ lúc nào, buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Nguồn phí IPO có thể giảm 30%

Các quan chức của ba ngân hàng toàn cầu có chi nhánh ở Hồng Kông dự báo mức suy giảm 10-20% trên thị trường vốn từ các công ty Trung Quốc trong một kịch bản mà Washington và Bắc Kinh vẫn ở hai đầu chiến tuyến về các chuẩn mực kế toán khác nhau. Trong trường hợp tệ nhất, mức suy giảm có thể đến 30%.

Các ngân hàng phương Tây kiếm được 1,7 tỉ đô la tiền phí IPO từ các công ty Trung Quốc trong năm 2020. Ảnh: Reuters

“Các ngân hàng Mỹ đã có một năm thành công với các hợp đồng từ phía doanh nghiệp Trung Quốc trong năm vừa qua trong lúc tình hình không thuận lợi lắm. Nhưng điều này có thể lặp lại trong năm mới hay không vẫn là điều chưa chắc chắn”, theo Philippe Espinasse, nhà sáng lập hãng tư vấn P&C Ventures và từng đứng đầu bộ phận tư vấn về thị trường chứng khoán của hãng Nomura.

“Dù kiểm soát hoàn toàn các liên doanh của họ tại Trung Quốc, các công ty tài chính này đối diện cạnh tranh gay gắt từ đại lục. Và dĩ nhiên, phí thực hiện IPO ở Trung Quốc thường rẻ hơn nhiều, không ngang bằng với mức thường thấy ở thị trường New York hay Nasdaq”, Espinasse giải thích với Nikkei Asia.

Phí cho các thương vụ IPO ở Trung Quốc đại lục và các vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc chỉ khoảng 1,5% so với con số 5% ở các thị trường Mỹ. Các ngân hàng toàn cầu, vì thế, bị các đối thủ đại lục cho “hít khói”, theo dữ liệu của Refinitiv.

Các công ty Trung Quốc đã có một năm gọi vốn thành công trên thị trường chứng khoán Mỹ với tổng giá trị 38,1 tỉ đô la, bao gồm các thương vụ lớn như hãng môi giới bất động sản KE Holdings với sự hậu thuẫn của đại gia Tencent và SoftBank Group hay quỹ quản lý tài sản Lufax do tập đoàn bảo hiểm Ping An yểm trợ. Đây là con số cao nhất từ năm 2014, nhưng các ngân hàng nói những hợp đồng lớn như vậy đang hiếm dần.

Các nhà phân tích kỳ vọng số vốn gọi được trong năm mới 2021 sẽ vượt quá mốc 270 tỉ đô la ở thị trường vốn chủ yếu và thứ cấp trong năm 2020 ở Mỹ, Hồng Kông và đại lục. Nhưng họ e ngại dòng vốn này chỉ chảy về phía Hồng Kông, Thượng Hải và Thẩm Quyến.
“Thách thức của tăng trưởng hay ít nhất là ngang bằng với con số của năm 2020 làm các bữa tiệc mừng năm mới kém vui hơn sau một năm tăng trưởng vượt bậc. Năm 2020 là xu hướng các công ty tranh thủ gọi vốn trước khi phía Mỹ thay đổi luật lệ. Chúng tôi biết rõ doanh số ở Hồng Kông sẽ ổn định, nhưng chúng tôi không dám tự tin nói rằng sẽ được mời thực hiện nhiều thương vụ cho các công ty Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ”, quan chức một ngân hàng nói.

Kềm chặt liên doanh, đề phòng “đồng nghiệp” Trung Quốc

Tình hình khá hỗn loạn trong tuần đầu 2021, khi ba công ty viễn thông Trung Quốc được thông báo hủy niêm yết, rồi được phép niêm yết và cuối cùng là bị cấm niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Sau diễn biến này, chỉ trong ngày 11-1, theo Reuters, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua tổng cộng 2,5 tỉ đô la giá trị ròng cổ phiếu trên thị trường Hồng Kông thông qua Stock Connect, tăng hơn 5 lần so với con số trung bình mỗi ngày là 493 triệu đô la trong sáu tháng cuối năm 2020, theo số liệu của Sở Chứng khoán Hồng Kông (HKEX).

Các hãng Trung Quốc chọn gọi vốn trên thị trường thứ cấp ở Hồng Kông khi các căng thẳng Mỹ - Trung không có dấu hiệu thuyên giảm. Ảnh: Nikkei Asia

Mối quan ngại chính của các công ty Trung Quốc giờ đây là đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua về việc hủy niêm yết của các công ty Trung Quốc trong năm 2020 vừa rồi, trừ phi tuân thủ các chuẩn mực kế toán của Mỹ.
Theo đạo luật kế toán của Mỹ, các công ty Trung Quốc phải cho phép Ủy ban giám sát thực hành kế toán đối với các công ty niêm yết tại Mỹ tiếp cận các tài khoản đã kiểm toán. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cấm những tiếp cận thông tin như vậy bởi có thể làm lộ bí mật quốc gia.

Đạo luật này là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chận gián điệp và đánh cắp thông tin công nghệ. Các nhà phân tích, ngân hàng và nhà đầu tư đều tin rằng các nỗ lực này sẽ được tăng cường sau khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức chính thức từ ngày 20-1 tới.

Nếu Bắc Kinh và Washington không thể đạt được thỏa hiệp, các công ty đại lục sẽ rất miễn cưỡng niêm yết ở Mỹ và làn sóng hủy niêm yết sẽ lan rộng. Các hãng lớn như Alibaba Group Holding, nhà bán lẻ JD.com và hãng phần mềm trò chơi NetEase đã chọn Hồng Kông làm thị trường gọi vốn thứ cấp của họ trong năm rồi.

Tính đến đầu tháng 10-2020, có 217 công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ gọi được tổng giá trị vốn hóa đạt 2.200 tỉ đô la, theo số liệu của Ủy ban chứng khoán và kinh tế Mỹ - Trung. Việc các công ty Trung Quốc rời bỏ thị trường vốn Mỹ, trở về quê nhà đã giúp các ngân hàng và môi giới địa phương có được nguồn thu đáng kể.

Trong năm 2020, hơn một nửa nguồn phí của 20 công ty có doanh thu cao nhất Hồng Kông đã chảy vào két sắt của các ngân hàng ở Trung Quốc đại lục, trong đó nhóm China International Capital Corp, CITIC Securities và Haitong Securities dẫn đầu, theo số liệu của Refinitiv.

Các ngân hàng như Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America, Credit Suisse và JPMorgan Chase kiếm được tổng cộng 760 triệu đô la tiền phí từ các công ty Trung Quốc trong năm 2020. Để so sánh, các ngân hàng đã kiếm được 310 triệu đô la ở thị trường Hồng Kông.

JPMorgan và Goldman Sachs tìm cách kiểm soát toàn bộ các hoạt động của các liên doanh của họ ở Trung Quốc bởi thị trường vốn ở đây đang nở phình nhanh chóng. Tuy nhiên, các ngân hàng trên thế giới cần phải đề phòng các đồng nghiệp Trung Quốc và buộc lòng phải chia sẻ thị phần đáng kể với các ngân hàng và nhà môi giới ở đại lục.
Hơn 800 công ty Trung Quốc đã xin phép Ủy ban chứng khoán Trung Quốc được niêm yết trên thị trường đại lục trong năm 2020. Tổng giá trị các vụ IPO ở Trung Quốc đạt 119 tỉ đô la, chiếm 45% tổng giá trị IPO toàn cầu trong năm rồi.
“Thị trường đại lục đang trải qua các đợt cải cách sâu rộng trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc tập trung xây dựng hệ thống thị trường vốn đa tầng. Điều này cho phép mở rộng thị trường vốn hơn nữa, giúp các công ty trong các lĩnh vực khác nhau gọi được nguồn vốn cần thiết”, Louis Lau thuộc hãng tư vấn KPMG China nhận định.

Xem thêm: lmth.maig-tus-couq-gnurt-yt-gnoc-cac-ut-opi-ihp-nougn-iagn-e-yat-gnouhp-gnah-nagn/485213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng phương Tây e ngại nguồn phí IPO từ các công ty Trung Quốc sụt giảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools