Một cơ quan quản lý dịch vụ tài chính cho biết: "FCA nhận thấy có một số công ty đang cung cấp các khoản đầu tư vào các loại tiền số cho vay hoặc đầu tư liên kết với tiền số, hứa hẹn mức lợi nhuận cao. Nếu người tiêu dùng đầu tư vào những loại sản phẩm này, họ nên chuẩn bị tinh thần sẽ mất hết tiền."
Lời cảnh báo của FCA được đưa ra trong bối cảnh thị trường tiền số biến động mạnh. Bitcoin cùng các loại tiền số khác đã lao dốc vào phiên ngày 9/1, "thổi bay" 170 tỷ USD vốn hoá.
Tuần trước, Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục mới là 41.973 USD, khi nhà đầu tư ngày càng coi tài sản kỹ thuật số như một hàng rào chống lại lạm phát – tương tự như vàng, trong bối cảnh các chính phủ tung ra những gói kích thích lớn chưa từng có.
Tuy nhiên, đà tăng bùng nổ của Bitcoin đã khiến một số chuyên gia cảnh báo rằng đây có thể là một quả bong bóng và sẽ sớm vỡ tung. Trong 12 tháng qua, đồng tiền số giá trị nhất thế giới đã tăng hơn 300%. Ở một lưu ý gần đây, Bank of America đã gọi đồng Bitcoin là "mẹ của mọi loại bong bóng."
Laith Khalaf – nhà phân tích tài chính tại AJ Bell, cho biết trong một lưu ý: "Cơ quan quản lý rõ ràng đang lo ngại rằng rủi ro cao vốn có của các loại tiền số đang được ‘thêm dầu vào lửa’ bởi những hoạt động lừa đảo, cũng như các công ty không được kiểm soát, hứa hẹn mức lợi nhuận cao – chứ không phải tiềm năng cho người tiêu dùng, về việc đầu tư vào tiền số."
Ngoài ra, FCA gần đây cũng có những động thái cứng rắn hơn đối với thị trường tiền số. Cơ quan này cấm hành động bán những công cụ phái sinh đối với tiền số. Đưa ra một số ví dụ về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, FCA cảnh báo rằng các công ty hoạt động mà không đăng ký đúng quy định sẽ phạm "tội hình sự".
FCA cho biết: "Cũng như như các khoản đầu tư có rủi ro cao, mang tính đầu cơ, người tiêu dùng nên đảm bảo rằng họ hiểu rõ những gì đang đầu tư, những rủi ro liên quan đến việc đầu tư và bất kỳ quy định nào đang được áp dụng."
Cơ quan này nói thêm: "Đối với các khoản đầu tư liên quan đến tiền số, người tiêu dùng không được tiếp cận với Dịch vụ Thanh tra Tài chính (FOS) hay Chương trình Bồi thường Dịch vụ Tài chính (FSCS) nếu có sự cố. Người tiêu dùng nên cảnh giác nếu được liên hệ và gây áp lực về việc phải đầu tư nhanh chóng hoặc hứa hẹn lợi nhuận cao."
Tham khảo CNBC
Xem thêm: nhc.19171641211101202-gnart-tam-es-os-neit-ut-uad-ahn-hna-auc-hnihc-iat-yl-nauq-nauq-oc/nv.fefac