Thông tin này đã giúp cả thị trường thở phào khi nhiều dự báo trước đó cho rằng, Trung Quốc có thể bước vào giai đoạn giảm phát ngắn hạn khi tiêu dùng cá nhân chững lại. Trước đó trong tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của nước này đã giảm lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ do giá thực phẩm giảm.
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, CPI tháng 12 đã tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá hàng hóa tiêu dùng tăng 0,2% còn giá dịch vụ tăng 0,3%. Nhiều mặt hàng tươi sống và các loại thịt lợn, thịt bò, thịt cừu đều tăng giá trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán vào tháng tới.
Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan giám sát lúc này là vừa khơi dậy sức sống của thị trường và vừa điều tiết trật tự trong năm mới.
Một cảng hàng hóa ở Trung Quốc.
Ông Zhang Gong, Giám đốc Cục Quản lý Thị trường Nhà nước, cho biết: "Năm nay, việc đầu tiên cần làm là xây dựng và cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi thực phẩm đông lạnh. Thứ hai là tăng cường quản lý việc xuất kho của toàn bộ chuỗi vaccine".
Để khai thác tối đa thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới trong bối cảnh bình thượng mới hậu COVID-19, giới chức Trung Quốc đã xây dựng chiến lược "Tuần hoàn kép". Chiến lược kinh tế mới này có nghĩa Trung Quốc sẽ nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tự cung tự cấp về mặt công nghệ.
Ông Zhang Gong cho biết thêm: "Việc kiểm tra và phê duyệt giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp cần được chuyển đổi sang hình thức nộp đơn đăng ký trực tuyến".
Chính sách thúc đẩy tiêu dùng của Trung Quốc được đánh giá là một chiến lược đường dài, với cách thức là tăng thu nhập cho tầng lớp trung lưu thông qua việc tạo thêm việc làm và cải thiện hệ thống thuế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!