- Thủ tướng phát lệnh khởi công Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ
Lựa chọn thanh tra công vụ, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật ở những khâu, những hoạt động quản lý thường xuyên có sự tiếp xúc giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, toàn ngành Thanh tra với 40.000 người có nhiều thành tích nổi trội, có sản phẩm cụ thể, đóng góp vào việc giữ gìn kỷ cương phép nước, tạo niềm tin cho nhân dân.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã rất quan tâm đến xây dựng thể chế pháp luật. Trong 5 năm qua, TTCP chủ trì, giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Phòng chống tham nhũng, trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật này; đề xuất xây dựng Luật Thanh tra sửa đổi. Đã trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 10 để chống tham nhũng vặt, một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, Chỉ thị số 20 chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Thanh tra Chính phủ. Ảnh: TTXVN. |
Thủ tướng đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, sự tích cực triển khai giải quyết, nhất là đối với các vấn đề nổi cộm xã hội, đã góp phần quan trọng cả trong phòng ngừa tham nhũng và trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Kết quả đạt được tích cực với số tiền phát hiện vi phạm tăng 134%, số tiền kiến nghị thu hồi tăng 83,4%, tỷ lệ thu hồi về tiền tăng trên 5,7 lần, số vụ việc và số đối tượng chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý tăng lần lượt là 56,9% và 92,1% so với cùng kỳ.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TTCP đã tiến hành thanh tra, phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có vụ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mang tính đột phá trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, như vụ MobiFone mua cổ phần của AVG, việc cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn, các dự án, gói thầu liên quan đến Đinh Ngọc Hệ, Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2…
Đã phát hiện và kiến nghị xử lý 454 vụ, 650 người có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Hiệu quả thu hồi tài sản có chuyển biến rõ rệt, trung bình đạt trên 73%, riêng năm 2019 đạt trên 98%.
Ngành Thanh tra đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan hành chính các cấp nhiều chủ trương, giải pháp và tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo sát sao công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Theo đó, tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm so với trước: Số lượt công dân khiếu nại, tố cáo giảm 10,4%, khiếu nại đông người giảm 18%, số đơn giảm 11,6%, số vụ khiếu nại, tố cáo giảm 11,8%.
Lưu ý một số nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, TTCP và ngành Thanh tra cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để xây dựng kế hoạch thanh tra sát đúng, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ chính trị ở địa phương, trong đó có việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và 5 năm (2021-2026).
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả định hướng, kế hoạch thanh tra năm 2021 theo hướng bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, nhất là lĩnh vực nhạy cảm, nhiều dư luận xấu, chú ý thanh tra đột xuất.
Lựa chọn thanh tra công vụ, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật ở những khâu, những hoạt động quản lý thường xuyên có sự tiếp xúc giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp. Không thanh tra chồng chéo để tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh.
TTCP thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân phục vụ Đại hội XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.
Tiếp tục triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, nhất là những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước.
Tích cực hơn nữa trong phòng ngừa kết hợp chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ. Tiếp tục hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng chống tham nhũng...
Tập trung sửa đổi Luật Thanh tra 2010, bảo đảm phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng tổ chức, đơn vị thanh tra tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Rà soát, hoàn thiện các bộ phận, cơ quan làm công tác tranh tra từ trung ương đến địa phương.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh tra, nhất là cấp cơ sở; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngành Thanh tra.
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao các danh hiệu cao quý tặng một số cán bộ, đơn vị thuộc TTCP.
* Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 theo hình thức trực tuyến. Cùng dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Trong giai đoạn 2016-2020, ngành TT&TT đã đạt được những kết quả ấn tượng, khẳng định tinh thần “nói được làm được”, góp phần nâng thứ hạng của Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là bưu chính duy trì tốc độ tăng trưởng cao (35%/năm) trong 5 năm qua; tỉ lệ hộ gia đình kết nối Internet tăng gần 3 lần trong 5 năm, đạt 75%, cao hơn mức trung bình của thế giới 1,3 lần.
Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có mức độ triển khai địa chỉ Internet thế hệ mới cao nhất toàn cầu, thứ hạng viễn thông Việt Nam đã nâng 31 hạng, từ 108 năm 2018 lên 77 vào năm 2020. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước trong năm 2020 đã cao hơn cả 4 năm trước cộng lại, tăng hơn 20 lần so với năm 2016. Chỉ riêng trong năm 2020, số cơ quan nhà nước bảo đảm an toàn an ninh mạng theo mô hình 4 lớp tăng từ 0 lên 100%. Tỷ lệ sản phẩm an toàn an ninh mạng nội địa tăng gần 7 lần, đạt gần 91% so với mức 13,6% năm 2016. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ICT tăng từ 780.000 lên hơn 1 triệu người.
Tính cả giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã vươn lên trở thành 1 trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông, đứng thứ 2 về sản xuất điện thoại và linh kiện. Đặc biệt, trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng, năm 2019, Việt Nam xếp hạng thứ 50 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu (CGI) trên 175 quốc gia được khảo sát, đánh giá, tăng 50 hạng so với năm 2017.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, sự di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số là sự di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc di chuyển này, thách thức lớn và cơ hội lớn luôn đi song hành. Công nghệ số, chuyển đổi số và báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển đổi này. Ngành thông tin và truyền thông chưa bao giờ có sứ mệnh lớn lao như bây giờ và đây cũng là may mắn hiếm có để ngành định vị lại mình, nhìn rõ thách thức và xác định đúng không gian sống mới đóng vai trò quyết định cho mọi sự phát triển.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, năm 2020 là năm đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu song Việt Nam đã đạt được những kết quả vượt bậc. Trong khi cả thế giới tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương với mức 2,91%, tất cả các cán cân lớn đều được đảm bảo và trong sự thành công đó, có sự đóng góp của ngành TT&TT.
Nhớ lại thời điểm 2 năm trước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, chúng ta đã từng rất căng thẳng về thông tin xấu độc và sự lấn lượt của các công ty nước ngoài trên thị trường Internet Việt, thế nhưng, đến thời điểm này, chúng ta đã cơ bản khống chế được những thông tin xấu độc và một loạt các nền tảng ứng dụng của Việt Nam ra đời. "Nếu chúng ta khơi dậy được sự sáng tạo, sự quyết tâm, khát vọng thì chúng ta có thể làm được. Nếu chúng ta không thay đổi, không đổi mới mạnh mẽ hơn, thì không chỉ không tận dụng được cơ hội mà chúng ta sẽ tụt hậu, thậm chí nhiều ngành sẽ chết"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng, nếu như 30 năm trước, chúng ta cùng nhau giải quyết "câu chuyện alo" thì hiện nay, chúng ta phải cùng nhau giải quyết câu chuyện dữ liệu, chuyển đổi số. "2G chúng ta đi nhanh so với thế giới, 3G đi vào top trung bình, 4G đi chậm, 5G vươn lên đi nhanh. Nếu chúng ta đi nhanh được 5G thì thời cơ lại quay về tay chúng ta. Bởi 5G không chỉ đơn thuần là tốc độ, nó sẽ thay đổi toàn bộ”- Phó Thủ tướng nhận định.
Biểu dương những kết quả của chiến dịch "Make in Vietnam" do Bộ TT&TT phát động trong thời gian qua, song Phó Thủ tướng khẳng định chúng ta còn cần phải làm nhiều hơn nữa, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ hãy tiếp tục sáng tạo, đi đầu trong việc tạo ra các nền tảng số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Phó Thủ tướng cũng kỳ vọng, 5 năm nữa, trên bản đồ các nhà sản xuất viễn thông lớn nhất trên thế giới có Việt Nam.