vĐồng tin tức tài chính 365

Khi "yêng hùng" độ xe ăn Tết

2021-01-13 11:53

ĐUA NHAU KHOE... THÀNH QUẢ

Những ngày này, dạo quanh mạng xã hội (MXH) ở các hội, nhóm chơi xe, không khó để thấy những câu hỏi kiểu như "Anh em dọn xe tới đâu rồi?" như một cách chào hỏi của giới chơi xe. Đây cũng là câu nói được sử dụng nhiều khi một dân chơi nào đó có ý định khoe thành quả là một chiếc xe độ vừa được hoàn thiện. Qua tìm hiểu của chúng tôi, chỉ cần bỏ ra từ 5 - 20 triệu đồng, các bạn trẻ có thể dễ dàng biến một chiếc xe bình thường thành "ngựa chiến" với vẻ ngoài không đụng hàng. Giai đoạn gần Tết, các "quái xế" không ngại bỏ ra số tiền lớn, đôi khi lên tới cả trăm triệu đồng để tân trang chiếc xe của mình.

Lực lượng CSGT ra quân phòng chống đua xe

Khảo sát tại nhiều lò độ xe, cửa hàng bán phụ kiện "kiểng", những chiếc xe được ưa chuộng để độ chế nhiều nhất có thể kể đến như Exciter, Winner, Vario... Các dân chơi thường xuyên lựa chọn để nâng cấp những trang thiết bị đắt tiền liên quan đến khả năng vận hành kết hợp cùng nhiều chi tiết trang trí khác nhằm tạo sự độc đáo cho chiếc xe độ. Các chi tiết được độ nhiều nhất có thể kể đến như cùm thắng, đĩa thắng, dây dầu trợ lực hay cụm phuộc (giảm xóc).

Theo các cửa hàng chuyên bán phụ tùng xe máy, hầu hết các chi tiết này trên xe đều có thể được thay thế với chi phí từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy theo thương hiệu và độ "xịn" của từng loại. Ngoài ra, có những phụ tùng độ xe được giới chơi xe săn lùng, kỳ công tháo từ những chiếc xe phân khối lớn để gắn vào xe mình với giá lên đến cả trăm triệu đồng. Ngoài những chi tiết trên, pô xe (ống xả) là món tiếp theo được nhiều dân chơi tại Việt Nam ưu tiên thay thế trên xe máy.

Hàng chục "quái xế" và phương tiện bị tạm giữ

Theo Nguyễn Sơn (21 tuổi, sinh viên): "Việc thay pô xe gần như là một trong những điều bắt buộc khi nói đến "độ kiểng" xe máy. Độ kiểng mà không thay pô thì chỉ là dân chơi nửa mùa, có khi còn bị người ta cười cho. Như mình dù chạy xe tay ga Vario nhưng cũng phải đầu tư hơn chục triệu để thay pô, làm cho âm thanh phát ra khi chạy uy lực hơn, dáng xe cũng đẹp hơn, giúp máy xe thoáng hơn và tăng mã lực. Các dòng pô xe phổ biến được độ có thể kể đến như Akrapovic, LeoVince... với nhiều mẫu mã, bao gồm cho cả xe số và xe tay ga. Nhiều "dân chơi" ít tiền hơn thì ít nhất cũng phải thay ống xả chính hãng bằng những dòng pô giá rẻ như ORBR, KKPS...".

Tại một tiệm sửa xe H. trên đường Tân Thành, những ngày gần Tết khách hàng luôn tấp nập. Mỗi ngày có ít nhất 3 - 4 chiếc xe được dẫn tới với mục đích độ chế. Vì là một tiệm có tiếng trong giới độ xe, ông chủ lò độ H. thường không phải giải thích gì nhiều về kỹ thuật. Dân chơi chỉ việc đem xe tới, nói nhu cầu để được báo giá, nếu đồng ý thì để xe lại làm.

Chiều 11-1, một thanh niên mang chiếc Exciter biển số 49 đến đây đề nghị độ máy với mục đích đi tour (chạy xe đi phượt xa). Chủ tiệm nhìn sơ qua chiếc xe rồi hỏi: "Xe này muốn làm 57 hay 62?". Chưa cần người khách trả lời, ông này nói tiếp: "Muốn đi xa nhẹ máy thì lên 57zz, làm nồi với móc pô nhẹ. Cỡ 10 chai (10 triệu) là ngon. Đảm bảo kéo lên đồi dốc nhẹ nhàng, đường trường lên 130km/giờ dễ dàng mà bao bền". Nghe có vẻ hợp lý, người thanh niên đồng ý nhanh chóng và hẹn 3 ngày sau đến lấy xe về. Lúc này, trong cửa tiệm H. có đến 8 - 9 chiếc xe đang rã máy, trơ khung đợi được "nâng cấp" lần lượt.

Bỏ hàng chục triệu đồng độ xe đón Tết

Trước đó, do tình trạng tụ tập lạng lách, đua xe từng diễn ra khá rầm rộ trong quá khứ, hầu hết các cửa tiệm độ xe nổi tiếng đều phải ký cam kết không được nhận các dịch vụ đôn dên, xoáy nòng... cho xe máy. Tuy nhiên, không vì vậy mà các tiệm sửa xe, dịch vụ độ xe từ chối khi khách có nhu cầu. Vốn là tiệm chuyên độ xe tay ga có tiếng, tiệm A. (đường Ngô Quyền, Q10) cũng nhận hàng loạt xe máy "độ xe đón Tết". Theo quan sát, các dịch vụ của tiệm này bao gồm tân trang, làm máy lớn, máy nước, đôn dên, xoáy nòng... và được rất nhiều người tin tưởng giao xe để sửa chữa.

TÁI DIỄN ĐUA XE

Cùng với sự nở rộ, "được mùa" của các dịch vụ độ xe đón Tết, những cuộc đua xe của giới "quái xế" đang có dấu hiệu tăng cao khiến cơ quan chức năng phải liên tục vào cuộc triệt phá. Rạng sáng 5-12-2020, hàng trăm "quái xế" tụ tập để đua xe rầm rộ trên QL1A (Q9 và Q.Thủ Đức, TPHCM). Một nhóm hơn 100 chiếc xe tụ tập theo hướng từ cầu vượt Gò Dưa về cầu vượt Trạm 2. Nhiều người chứng kiến cho biết, các xe "cọp" thi nhau rồ ga, nẹt pô và so tốc độ trên cả 2 làn đường.

Sau khi xác minh, lực lượng CSGT Rạch Chiếc nhanh chóng phối hợp cùng Công an Q.Thủ Đức tổ chức chốt chặn, truy bắt. Khi thấy lực lượng chức năng, nhóm "quái xế" bỏ chạy tán loạn. Trong đó, hàng chục chiếc xe "độ” vào trường Đại học Nông Lâm và nhanh chóng bị lực lượng chức năng bao vây, bắt được hơn 18 chiếc cùng người điều khiển. Qua vây bắt "nóng" tại hiện trường, các thanh thiếu niên trên hầu hết không xuất trình được giấy phép lái xe, không có giấy tờ xe, vi phạm về nồng độ cồn, lưu thông thành đoàn tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, chạy xe 1 bánh, nẹt pô...

Một chiếc xe được độ với hình thù kỳ dị

Rạng sáng 6-12, một vụ tương tự cũng xảy ra tại khu vực H. Bình Chánh khi hàng trăm thanh thiếu niên tụ tập "đua xe" gây náo loạn trên đường Trần Văn Giàu. Cùng thời điểm, hàng trăm "tay đua" từ miền Tây cũng chặn cả hai chiều cầu Cần Thơ để "so kè” tốc độ và thành quả của chiếc xe mới dọn đón Tết.

Trước đó, ngày 8-11, Công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) tổ chức khám nghiệm hiện trường để làm rõ vụ tai nạn nghiêm trọng do nhóm thanh niên đi xe "độ”, tổ chức đua và gây tai nạn làm một phụ nữ chết tại chỗ, 2 người nguy kịch. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 10 giờ ngày 8-11, tại giao lộ giữa đường Huỳnh Văn Lũy - Nguyễn Văn Linh (P.Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một). Các nhân chứng kể lại, nhóm thanh niên gồm hàng chục người chạy xe máy vây kín đường Huỳnh Văn Lũy, hướng từ Bình Dương đi Bình Phước để cổ vũ cho các thanh niên đang đua xe. Bất ngờ, một tay "nài" khi cầm lái chiếc xe không gắn biển số đã mất lái, băng qua ngã tư rồi tông vào xe máy của cặp vợ chồng quê Kiên Giang. Cú tông mạnh khiến người phụ nữ tử vong tại chỗ, còn người chồng và nam thanh niên đi cùng bị thương nặng.

Trong cuộc ra quân cao điểm phòng chống đua xe tối 4-12, thượng tá Huỳnh Trung Phong (nguyên Trưởng Phòng cảnh sát giao thông - PC08, Công an TPHCM) cho biết, các "quái xế" thường theo dõi động tĩnh của lực lượng công an để chọn thời gian, địa điểm tổ chức đua xe. Vì thế, đợt ra quân lần này Công an TPHCM huy động cả Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát ma túy, Cảnh sát cơ động và công an quận, huyện để cùng Cảnh sát giao thông ngăn chặn nạn đua xe trái phép. Đáng chú ý, thượng tá Phong thông tin lực lượng cảnh sát đã được bố trí "nằm vùng" trong các nhóm kín trên mạng xã hội để kịp thời phát hiện và có kế hoạch ngăn chặn các cuộc đua xe trái phép.

Chiếc Exciter chuẩn bị được độ máy

Cũng theo Phòng PC08, thời gian qua tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe thành đoàn, gây rối trật tự công cộng vẫn còn diễn ra. Trong thời gian mở cao điểm từ ngày 4 đến 15-12, lực lượng CSGT đã ghi nhận 5 vụ "quái xế" tụ tập, gây rối trật tự trên tuyến QL1, Trần Văn Giàu, Trần Đại Nghĩa... Tính đến ngày 15-12, lực lượng CSGT TPHCM đã tổng kiểm soát 9.723 phương tiện tham gia giao thông. Qua đó, CSGT đã lập biên bản gần 3.000 trường hợp vi phạm, tạm giữ gần 2.000 phương tiện các loại, phạt tiền thu vào Kho bạc Nhà nước gần 9 tỉ đồng.

Chặn cầu Cần Thơ để so kè tốc độ

Rạng sáng 6-12, hàng trăm thanh niên tụ tập trên đường dẫn cầu Cần Thơ chuẩn bị tổ chức đua xe qua phía Vĩnh Long thì bị Đội Cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT Công an TP.Cần Thơ phát hiện, đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác triển khai mật phục, vây bắt nhóm đua xe. Khi vừa phát hiện người lạ, hàng trăm thanh niên tháo chạy. Lực lượng CSGT đã khống chế được 52 thanh niên và tạm giữ 38 xe máy các loại được độ lại để tham gia đua xe.

Bắt hàng chục "quái xế" chặn cầu Cần Thơ để tổ chức đua xe

Minh Anh

Xem thêm: lmth.698501_tet-na-ex-od-gnuh-gney-ihk/us-gnohp/na-uv/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Khi "yêng hùng" độ xe ăn Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools