vĐồng tin tức tài chính 365

Kurt Campbell trở lại làm 'vua châu Á'

2021-01-15 10:04
Kurt Campbell trở lại làm vua châu Á - Ảnh 1.

Ông Kurt Campbell phát biểu tại một hội nghị ở Kuala Lumpur, Malaysia, vào năm 2012 - Ảnh: AFP

Theo thông báo ngày 13-1 từ đội ngũ chuyển giao của ông Biden, ông Campbell sẽ tham gia chính quyền mới với vai trò "điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" trong Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, một vị trí phụ trách nhiều khu vực ở châu Á và các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, và báo cáo trực tiếp cho ông Jake Sullivan - người được ông Biden chọn là cố vấn an ninh quốc gia. Một số tờ báo Mỹ gọi vị trí này là "vua châu Á".

Dày dạn kinh nghiệm về châu Á

Việc ông Biden chọn ông Campbell làm "vua châu Á" được xem là động thái giúp trấn an các đồng minh châu Á rằng chính quyền mới của Mỹ nghiêm túc với thách thức từ Trung Quốc.

Ông Campbell rõ ràng là một nhân vật được tín nhiệm trong vấn đề châu Á, kinh nghiệm ngoại giao dày dạn, kỹ năng sắc bén và quan hệ tốt với Đồi Capitol - những yếu tố giúp ông tạo ra ảnh hưởng lên chiến lược của chính quyền ông Biden.

Kể từ khi rời chính phủ, ông Campbell, 63 tuổi, đã điều hành Công ty tư vấn Asia Group và cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ông Biden. Ông là đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu an ninh Mỹ mới.

Nhà ngoại giao này vẫn thể hiện quan điểm trong nhiều bài viết, trong đó từng tỏ ý tán thành một số chính sách cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc cũng như cách giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích chính sách chung của ông Trump tại khu vực châu Á không hiệu quả và phá hoại quan hệ với các đồng minh quan trọng như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông cho biết Mỹ cũng phải thể hiện tầm nhìn về "một hệ thống thương mại cởi mở, lạc quan", làm việc với các đồng minh và ngăn Trung Quốc tiếp cận các lĩnh vực cần để duy trì lợi thế vượt trội, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, robot hoặc 5G.

Quyết định bổ nhiệm ông Campbell đưa ra một ngày sau khi Mỹ giải mật chiến lược kiềm chế Trung Quốc có tên "Khung chính sách của Mỹ cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Bản kế hoạch được cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien công bố ngày 12-1. 

Đây là "hướng dẫn chiến lược bao quát" cho mọi hành động của Mỹ trong nhiệm kỳ của ông Trump, tập trung củng cố vai trò đang lên của Ấn Độ để làm đối trọng cùng Bắc Kinh cũng như khả năng bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công.

Mở rộng liên minh

Theo giới phân tích, ông Campbell dự kiến cũng hướng tới việc mở rộng và củng cố đồng minh, thậm chí mạnh mẽ hơn so với thời ông Trump. 

Trong một bài viết đăng tuần này trên trang Foreign Affairs, ông Campbell đã nhấn mạnh cần sự "tái can dự nghiêm túc của Mỹ" ở châu Á và các liên minh, quan hệ đối tác "đặc biệt" để duy trì trật tự hiện có đang bị Trung Quốc đe dọa. Ông cho rằng "tấm vé vào cuộc chơi lớn" của Washington ở châu Á là sự hiện diện quân sự của Mỹ và khả năng ngăn chặn những thách thức từ Bắc Kinh.

Thay vì tập trung vào các vũ khí "đắt tiền và dễ bị tổn thương" như tàu sân bay, theo ông Campbell, Washington nên ưu tiên đối phó với Trung Quốc bằng tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái, tàu ngầm và các loại vũ khí tấn công nhanh. Về vấn đề Triều Tiên, ông Campbell nhấn mạnh Mỹ cần sớm đưa ra quyết định và tránh lặp lại sự trì hoãn như dưới thời ông Obama. "Cần có một số sự táo bạo trong chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là ở châu Á", ông viết.

Về các đồng minh, nhà ngoại giao kỳ cựu này thúc đẩy ý tưởng thành lập các nhóm mới như D-10, bao gồm các thành viên G7 và Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, cho rằng các liên minh khác nhau sẽ tạo ra thế cân bằng, thúc đẩy nhận thức chung trong nhiều vấn đề và gửi thông điệp về các nguy cơ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, có lẽ thách thức lớn nhất của ông Campbell sẽ là tìm cách điều chỉnh mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh sau nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, nhằm cho phép ông Biden hợp tác trong các vấn đề như biến đổi khí hậu, đồng thời theo đuổi các chính sách nhằm thay đổi hành vi của Trung Quốc.

"Giới quan sát châu Á ở Washington và các đồng minh châu Á của Mỹ có thể yên tâm rằng ông Biden sẽ thúc đẩy tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi lập ra vị trí điều phối viên này và đặt vào đó một nhân vật cấp cao. Nhưng thách thức thật sự là liệu chính quyền ông Biden có thực sự đầu tư thời gian và sức lực để hoàn thành chiến lược "xoay trục sang châu Á" mà ông Campbell đã đưa ra thập niên trước hay không", cây bút Josh Rogin của tờ Washington Post bình luận.

Tăng cường an ninh cho lễ nhậm chức

Theo AP, khoảng 20.000 binh sĩ thuộc Vệ binh quốc gia sẽ có mặt tại thủ đô Washington vào ngày ông Biden nhậm chức. Các binh sĩ được trao quyền bắt giữ và tuần tra khu vực tòa nhà Quốc hội 24/24 giờ trong bối cảnh có nhiều lo ngại bạo lực bùng phát.

Một số bang như Georgia và Wisconsin đã huy động Vệ binh quốc gia, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong ngày 20-1.

Ngay sau khi Hạ viện thông qua điều khoản luận tội Tổng thống Trump, ông Biden đã kêu gọi các thượng nghị sĩ tìm cách cân bằng giữa "trách nhiệm hiến định trong vụ luận tội và các vấn đề cấp bách khác của đất nước".

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, người đang giữ vị trí lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện, ngày 14-1 tuyên bố Thượng viện sẽ không nhóm họp cho đến ngày 19-1. Như vậy, phiên tòa xét xử ông Trump tại Thượng viện sẽ diễn ra sau khi ông Biden nhậm chức, phe Dân chủ khi đó sẽ trở thành phe đa số tại Thượng viện.

BẢO DUY

Mỹ chọn ông Kurt Campbell làm lãnh đạo chính sách châu ÁMỹ chọn ông Kurt Campbell làm lãnh đạo chính sách châu Á

TTO - Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã chọn nhà ngoại giao kỳ cựu Kurt Campbell làm quan chức cấp cao của ông về chính sách châu Á, bao gồm mối quan hệ với Trung Quốc.

Xem thêm: mth.36663518051101202-a-uahc-auv-mal-ial-ort-llebpmac-truk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kurt Campbell trở lại làm 'vua châu Á'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools