vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao dán thẻ không dừng nhưng tài xế vẫn phải trả tiền mặt

2021-01-15 15:38

Ngày 15-1, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông tin về công nghệ sử dụng cho hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC) trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Vì sao dán thẻ không dừng nhưng tài xế vẫn phải trả tiền mặt  - ảnh 1
Hiện công nghệ ETC của VEC chưa đồng bộ với công nghệ chung. Ảnh: N.CHUNG

Theo đó, VEC cho rằng trước đây Việt Nam tồn tại hai công nghệ thu phí tự động không dừng là DSRC (thông tin liên lạc tầm ngắn chuyên dụng; sử dụng OBU-On Board Unit gắn trên phương tiện, tài khoản lưu trong thẻ IC) và RFID (nhận dạng tần số vô tuyến; sử dụng thẻ E-tag dán trên kính lái hoặc đèn trước của xe, tài khoản của khách hàng được lưu tại trung tâm thanh toán).

Sau khi nghiên cứu, năm 2017, VEC lựa chọn công nghệ DSRC để lắp đặt trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Hệ thống ETC này triển khai tám làn, với tại ba trạm thu phí trên toàn tuyến.

Đến ngày 17-6-2020, Thủ tướng ban hành Quyết định số 19/2020 về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Theo đó, hệ thống ETC này được lựa chọn công nghệ RFID. Tức là khác với công nghệ VEC lựa chọn.

Chính vì vậy, thời gian qua xảy ra tình trạng một số phương tiện dán thẻ E-tag (sử dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến RFID) qua trạm thu phí cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây không thanh toán được phí. Các tài xế này yêu cầu trạm phải trừ tiền phí dịch vụ trên thẻ E-tag do xe đã dán thẻ E-tag và đã nạp tiền vào thẻ.

Tuy nhiên, VEC nhận thấy hiện nay hệ thống ETC tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, bằng công nghệ DSRC, vẫn vận hành tốt, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 500 – 600 lượt phương tiện.

“Việc triển khai đầu tư mới hệ thống ETC, bằng công nghệ RFID, song song với hệ thống ETC hiện hữu đòi hỏi phải có lộ trình đầu tư phù hợp và phải được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng. Mặt khác, các tuyến cao tốc do VEC quản lý là những tuyến được xây mới hoàn toàn, không phải là đường độc đạo. Do vậy, chúng tôi mong tài xế hợp tác, thực hiện theo điều kiện hiện tại…”- đại diện VEC cho hay.

Vì vậy, trong quá trình chưa triển khai đầu tư hệ thống ETC trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây theo công nghệ RFID, VEC mong tài xế thanh toán phí bằng tiền mặt và phối hợp, tuân thủ phương án tổ chức giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không cản trở công tác thu phí, gây mất an ninh trật tự và ùn ứ tại trạm thu phí.

Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, với 4 làn xe, khai thác từ tháng 2-2015. Dự án do VEC (doanh nghiệp nhà nước) đầu tư khai thác. Hiện một số dự án của VEC vẫn chưa thực hiện lắp đặt hệ thống ETC do vướng mắc về nguồn vốn đầu tư hệ thống thiết bị tại trạm. Do đó, Thủ tướng đồng ý tách dự án này ra khỏi kế hoạch lắp đặt hệ thống ETC do Bộ GTVT triển khai trong năm 2020.

Xem thêm: lmth.967169-tam-neit-art-iahp-nav-ex-iat-gnuhn-gnud-gnohk-eht-nad-oas-iv/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao dán thẻ không dừng nhưng tài xế vẫn phải trả tiền mặt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools