vĐồng tin tức tài chính 365

Hội thảo tìm giải pháp giảm thiểu thiên tai cho Miền trung

2021-01-16 11:45

Ngày 16-1, tại Hội An (Quảng Nam), Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, tổ chức Hội thảo Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở Khu vực Miền trung, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu. Hội thảo với sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phòng chống thiên tai ở Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh, cho biết tại địa phương, hầu như năm nào cũng xảy ra sạt lở nhưng chưa năm nào như năm qua. Sạt lở đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ước tính thiệt hại lên đến 11.000 tỉ đồng.

“Vì vậy, hội thảo lần này đặt ra cho tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm, tất cả các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước liên quan và toàn thể cộng đồng tập trung thảo luận để tìm ra nguyên nhân là quan trọng. Tuy nhiên giải pháp thế nào để khắc phục thiệt hại do thiên tai, do biến đổi khí hậu càng ngày càng khốc liệt, càng ngày càng khó lường là quan trọng hơn rất nhiều” - ông Thanh nói.

Hội thảo tìm giải pháp giảm thiểu thiên tai cho Miền trung - ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TN

Theo ông Thanh, tỉnh Quảng Nam năm nào cũng xảy ra thiên tai sạt lở, lũ quét ở khu vực miền núi nhưng năm 2020 là năm khốc liệt nhất. Thiên tai đã làm 43 người chết, 17 người mất tích và gây thiệt hại nặng về hoa màu, sản xuất, cơ sở vật chất…

Do đó, ông Thanh rất mong những ý kiến phân tích, mổ xẻ để làm rõ vấn đề, cần những giải pháp phù hợp, thích ứng nhất đối với thiên tai và biến đổi khí hậu, công trình xây dựng như giao thông, thuỷ điện và các công trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi.

Ông Thanh cũng nêu vấn đề sắp xếp dân cư khu vực miền núi cần tính toán một cách khoa học, mang tính bền vững, vừa phát huy được công năng tối đa nhất, tăng độ che phủ rừng, làm giàu trữ lượng rừng… Bên cạnh đó, việc cảnh báo, dự báo sớm để giúp công tác phòng chống thiên tai chủ động, giảm thiệt hại.

Đánh giá nguyên nhân gây sạt lở tại Quảng Nam, TS Hoàng Ngọc Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền trung Tây Nguyên, cho rằng do sự dịch chuyển của khối đá, các mảnh vụn hay đất xuống mái dốc. Sạt lở đất là tổ hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, các yếu tố độ dốc, địa mạo, lượng mưa, địa chất công trình, thảm phủ thực vật rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng là các yếu tố chính.

Theo TS Tuấn, nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất và xác định các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở đất tại Quảng Nam cần thực hiện theo nhiều bước. Cụ thể, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở theo nhiều yếu tố như độ dốc, lượng mưa, đại chất thuỷ văn, địa chất công trình, thảm phủ và xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở cho toàn tỉnh.

Hội thảo tìm giải pháp giảm thiểu thiên tai cho Miền trung - ảnh 2
Hàng trăm người dân ở Quảng Nam lâm cảnh mất nhà sau sạt lở. Ảnh: TN

Đề xuất giải pháp phòng tránh sạt lở đất, TS Tuấn cho rằng cần rà soát, đánh giá mức độ an toàn đối với khu vực dân cư đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, lũ quét (chủ yếu ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn và Tây Giang…) trước tình trạng sạt lở diễn ra thường xuyên và có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

ÔNG Nguyễn Văn Vỹ, Chi cục trưởng chi cục phòng chống thiên tai Miền trung Tây nguyên, cho biết năm 2020, cả nước hứng chịu 576 trận thiên tai. Lũ lịch sử đã xảy ra trên nhiều sông tại miền trung. Đặc biệt, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) có nơi ngập sâu từ 5-9 m. Thiên tai đã làm 249 người chết và mất tích, trong đó chủ yếu do sạt lở.

Không những miền núi mà vùng ven biển, ven sông cũng xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt là bờ biển Hội An, sạt lở nghiêm trọng xảy ra dọc bờ biển với chiều dài 7 km. Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng, dự kiến sẽ mất từ 5-10 năm để khắc phục hậu quả.

Hội thảo tìm giải pháp giảm thiểu thiên tai cho Miền trung - ảnh 3
Năm 2020, Quảng Nam xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Ảnh: TN

Ông Vỹ trình bày, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nặng có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan có cả nhận thức, mức độ quan tâm của chính quyền và người dân một số nơi còn hạn chế; hệ thống tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn kiêm nhiệm, thiếu chuyên nghiệp…

Về nguyên nhân khách quan, thiên tai gần đây diễn ra khốc liệt, bất thường và vượt lịch sử cả về số lượng lẫn cường độ. Bên cạnh đó, địa hình đồi núi dốc cao, chia cắt mạnh, kết cấu đất vùng núi phần lớn là bở rời, dễ sạt trượt…

Theo ông Vỹ, để chủ động giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai, các cấp cần hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật phòng chống thiên tai, xây dựng chiến lược, bản đồ cảnh báo phù hợp, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, kiểm soát việc đầu tư xây dựng công trình gắn với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực các lực lươgnj tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Xem thêm: lmth.719169-gnurt-neim-ohc-iat-neiht-ueiht-maig-pahp-iaig-mit-oaht-ioh/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hội thảo tìm giải pháp giảm thiểu thiên tai cho Miền trung”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools