Chúng ta bị gạt mỗi ngày. Chúng ta dù không muốn cũng không thể phủ nhận điều này. Nơi mà chúng ta thường chi nhiều tiền hơn dự định là các nhà hàng. Họ thiết kế bảng giá là để đánh lạc hướng bạn, khiến bạn mất cảnh giác và trả quá nhiều tiền.
Tôi đã làm việc trong các nhà hàng ở nhiều nước trên toàn thế giới, vì vậy tôi đã tận mắt chứng kiến tất cả những điều này. Có một số tâm lý đằng sau lý do tại sao mọi thứ được định giá theo cách như vậy.
Các khái niệm marketing và định giá này tồn tại trong toàn bộ hệ thống bán lẻ, nhưng hãy xem bạn có thể làm gì để chi phí cuối bữa ăn ở mức thấp nhất có thể nhé. Dưới đây là bốn điều tiêu chuẩn mà các nhà hàng làm để khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn.
1. Không đề cập đến đơn vị tiền tệ
Một ký hiệu USD trông giống như một tờ tiền, và thậm chí đọc từ "USD" khiến bạn ý thức rất rõ về số tiền mặt mà bạn sắp chi tiêu. Một cách đơn giản để các nhà hàng bỏ nỗi sợ phải chi quá nhiều tiền là không đề cập đến "USD".
Bằng cách bỏ ký hiệu USD ($), cách chúng ta cảm nhận giá trị sẽ bị thay đổi. Bạn dễ gạt phắt 18 USD hơn chỉ là 18. Các nhà hàng chất lượng sẽ không sử dụng từ USD, cũng không sử dụng ký hiệu $ và chỉ để đơn độc một con số. Trong mắt bạn, con số không có ký hiệu $ hoặc .00 đằng sau sẽ trông nhỏ hơn.
Những thực đơn chỉ đặt một con số bên cạnh món ăn có thể trông có vẻ lạ mắt và được sắp xếp hợp lý, nhưng thực tế nó khiến bạn mất cảnh giác.
Bỏ dấu phẩy cũng là một cách tương tư. Điều này áp dụng trong bán lẻ nhiều hơn, 1,499 USD sẽ luôn lớn hơn 1499 USD.
Thậm chí, một chữ số có ít âm tiết hơn cũng khiến một thứ gì đó có vẻ rẻ hơn.
Theo nghiên cứu, cho dù bạn nói to một mức giá hay chỉ đọc nó, bộ não của bạn sẽ thấy càng ít âm tiết càng rẻ. Tạp chí Tâm lý tiêu dùng - The Journal of Consumer Psychology đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa độ dài âm tiết và độ lớn cảm nhận. Ngay cả khi hai giá viết có cùng độ dài, nhưng ngữ âm dài hơn nghe có vẻ lớn hơn.
Nếu bạn đọc 27,82 USD và 28,16 USD trong đầu, cái đầu tiên có vẻ lớn hơn. Nó có bảy âm tiết, trong khi giá thứ hai chỉ có năm.
2. Sử dụng "Hiệu ứng mồi nhử"
Nhiều nhà bán lẻ sử dụng hiệu ứng mồi nhử rồi, nhưng trong các nhà hàng, đó cũng là một cách đơn giản để bán cho bạn loại rượu đắt tiền hơn. Hiệu ứng mồi nhử là để tạo ra nhận thức về giá trị.
Giá thực đơn rượu vang được sắp xếp theo cách khiến bạn nghĩ rằng bạn đang nhận được một món hời - nhưng có thể bạn đang trả quá nhiều và chi tiêu nhiều hơn dự định.
Hiệu ứng mồi nhử diễn ra như thế này: Nếu có hai chai rượu trong thực đơn với giá 9 USD và 16 USD, bạn sẽ chọn chai nào? Nếu bạn ham rẻ như tôi, bạn có thể chọn 9USD.
Nếu danh sách này bây giờ xuất hiện một chai 47USD, hầu hết người ta sẽ mua một chai 16USD. Giá trị cảm nhận của chai 16USD đã thay đổi. Một cái bạn chưa mua vì giá dường như quá cao giờ đây đột nhiên trở nên giá trị, và rẻ hơn.
Bạn có thể thấy việc thêm vào chai mồi nhử 50USD màu đỏ thay đổi giá trị cảm nhận như thế nào.
Danh sách rượu sẽ luôn có một vài loại rượu cao cấp và rất đắt tiền trên đó. Đây là những mồi nhử để làm cho các loại rượu khác có vẻ rẻ hơn (có thể trông sẽ không rẻ nếu những loại đắt tiền không có trong danh sách).
Rạp chiếu phim nổi tiếng với cách làm này khi áp dụng với giá bỏng ngô và đồ uống. Ví dụ, bỏng ngô thường có các kích cỡ nhỏ, vừa và lớn. Giả sử, họ sẽ định giá loại nhỏ là 3USD, loại trung bình là 6,50 USD và loại lớn là 7USD.
Bạn gần như chắc chắn sẽ coi số tiền lớn đó là giá trị tốt nhất. Mức trung bình chỉ có mặt để bạn mua cái đắt hơn.
Tốt nhất là bạn nên có loại rượu mà bạn yêu thích. Che giá và quét thực đơn 1 lượt thay vì bị hút vào giá.
Một mẹo nữa
Một phần liên quan đến hiệu ứng mồi nhử là dựa trên từng loại ly. Nếu có một ly rượu vang 6 USD, 8 USD và 10 USD, hầu hết mọi người không muốn trở thành người rẻ tiền và họ chọn loại rẻ thứ hai.
Ở nhiều nơi, mục tiêu của họ là khiến bạn mua ly đó. Rẻ thứ hai thường ít giá trị nhất. Nó cũng có thể là một loại rượu cấp thấp với một mức giá lớn.
Các nhà bán lẻ và nhà hàng dùng thủ thuật "tự hào" của khách hàng khi mua những món hàng này. Với rượu vang, tốt nhất bạn nên chọn loại rẻ nhất, vì chúng được bán đúng giá nhất, người ta thường không quá đôn giá của những loại này.
3. Hiệu ứng chữ số bên trái
Đây là một chiêu lừa marketing và định giá đơn giản cực kỳ phổ biến. Ví dụ nổi tiếng nhất là .99 được thêm vào hầu hết các mức giá.
Vì chúng ta đọc từ trái sang phải, số đầu tiên chúng ta nhìn thấy sẽ khiến chúng ta nghĩ rằng giá thấp hơn. 2,99 USD so với 3,00 USD sẽ luôn có vẻ rẻ hơn vì chúng ta thấy số 2, đầu tiên.
Các nhà hàng sẽ định giá các mặt hàng của họ, sau đó giảm một vài USD để dùng hiệu ứng chữ số bên trái.
Nếu một miếng bít tết được định giá bán là 41 USD, người ta sẽ giảm nó xuống còn 39 USD.
4. Tầm quan trọng của kích thước phông chữ
Nó giống như cách 1, bỏ ký hiệu $ ra khỏi giá và làm cho một con số trông càng nhỏ càng tốt.
The Journal of Consumer Psychology cho rằng giá càng ít ký tự thì càng nhỏ. Để làm cho giá cả nghe có vẻ thấp, bạn nên sử dụng một phông chữ nhỏ hơn.
Điều này thực sự hiệu quả đối với những mặt hàng có giá 99 xu. Nếu bạn có một mặt hàng có giá 12,99 USD, việc cho .99 nhỏ hơn và cao hơn sẽ tạo ra ảo giác, khiến chúng trông thật nhỏ bé.
Tất cả chúng ta đều biết về các chiến lược giá khác nhau mà chúng ta phải đối mặt trong bán lẻ - nhưng một số chiến lược bị che giấu mà chúng ta nhận thấy. Rất nhiều nhà hàng tuân theo một công thức tương tự, vì vậy tất cả các kỹ thuật định giá bây giờ dường như là bình thường đối với chúng ta.
Bằng cách tự nhận thức về các chiến lược marketing và định giá khác nhau, bạn có thể tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết.
Và nếu bạn đang ở trong một nhà hàng, và chỉ có ảnh minh họa của món ăn trên thực đơn, thì hãy ra khỏi đó, đừng nhìn lại. Đó là một lời cảnh báo rằng bạn sẽ không có một bữa ăn tuyệt vời ở đó đâu.
Mai Lâm
Theo BM