Voọc ở xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa - Ảnh: L.G.
Theo thông tin từ UBND huyện Tuyên Hóa, ngày 15-1, Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển (CIRD) đã làm việc với huyện và tỉnh, công bố phát hiện 22 đàn voọc gáy trắng với 156 con, sống trên các dãy núi đá vôi thuộc địa bàn các xã Đồng Hóa, Thạch Hóa và Thuận Hóa.
Trong đó xã Thạch Hóa có số lượng lớn nhất, gồm 12 đàn với 91 con, ở xã Đồng Hóa có 9 đàn với 57 con… và ở xã Thuận Hóa có 1 đàn với 8 con.
Qua theo dõi, cho thấy các đàn voọc này thường sống ở khu vực quanh quẩn sát với các khu dân cư và vùng ruộng nương của người dân.
CIRD cũng cho biết quần thể voọc gáy trắng ở Tuyên Hoá sống theo kiểu một con đực sẽ có nhiều con cái, và trong các đàn hiện còn có nhiều con còn nhỏ.
Voọc ở xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa - Ảnh: L.G.
Trong Sách đỏ Việt Nam, voọc gáy trắng được xếp hạng cực kỳ nguy cấp, cần được bảo tồn, bảo vệ khẩn cấp. Loài này cũng được ghi nhận sống chủ yếu ở Quảng Bình. Một số đàn có số lượng nhỏ cũng được ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị, tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh.
Trong vùng giáp ranh giữa tỉnh Khăm Muộn (Lào), với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng ghi nhận có sự hiện diện nhỏ của loài voọc gáy trắng sinh sống..
Theo UBND huyện Tuyên Hóa, từ phát hiện cùng với những dữ liệu cụ thể này của CIRD, huyện cùng các sở, ngành liên quan sớm có những động thái tích cực trong vấn đề bảo tồn, bảo vệ các đàn voọc.
Hiện các đàn voọc sống gần các khu dân cư nên vấn đề bảo vệ càng được chú trọng hơn nữa. Trước mắt, chính quyền các xã đã nghiêm cấm người dân xua đuổi, săn bắn và cấm khai thác đá vôi để tạo môi trường sống cho voọc. Về lâu dài, cũng có thể tạo vùng du lịch sinh thái ngắm voọc từ xa cho du khách và người dân địa phương…
TTO - Lần đầu tiên tại Việt Nam, voọc chà vá chân xám được nhân giống thành công, mở ra hi vọng bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Xem thêm: mth.8462517161101202-gnurt-neim-uc-nad-uhk-nag-meih-yuq-gnart-yag-coov-nad-22-neih-tahp/nv.ertiout