Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng Giám đốc SCIC vừa cho biết như vậy. Theo ông Thành, để triển khai nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng của dịch Covid-19, SCIC đang phối hợp với Vietnam Airlines thúc đẩy triển khai giải ngân đầu tư đảm bảo thận trọng, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật.
Theo ông Thành, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là xác định giá phát hành và để làm được việc đó thì phải định giá Vietnam Airlines. Trong khi đó, muốn định giá được Vietnam Airlines thì phải có kế hoạch kinh doanh tối thiểu 5 năm nếu sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Nếu sử dụng phương pháp tài sản thì cũng phải mất 6 tháng. Đặt trong tình huống “giải cứu” thì thời gian đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, dù theo phương pháp nào thì SCIC sẽ làm theo thông lệ, chuẩn mực của thị trường trên tinh thần nhanh nhất và tham khảo việc phát hành cho cổ đông chiến lược Nhật Bản trước đây của Vietnam Airlines.
"Vấn đề lớn nhất của SCIC là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Do đó, cần phải tính toán để xây dựng phương án kinh doanh 5 năm tới, tái cơ cấu nhân sự, mô hình phát triển để bảo toàn và phát triển vốn", người đứng đầu SCIC hiện tại nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của SCIC, theo ông Thành, SCIC sẽ báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét phê duyệt Chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2035; chủ động triển khai xây dựng báo cáo đề án chuyển đổi mô hình hoạt động SCIC thành quỹ đầu tư Chính phủ. Thực tiễn quốc tế cho thấy, các nước đều có quỹ đầu tư của chính phủ và với định hướng phát triển hiện nay thì Nhà nước không thể không đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước và SCIC là công cụ để thực hiện điều đó.
Khánh Huyền
Tiền Phong
Xem thêm: nhc.59341448081101202-senilria-manteiv-iat-ut-uad-neit-gnoux-pas-cics/nv.zibefac