vĐồng tin tức tài chính 365

Thư từ nước Mỹ: "Hãy tuân thủ khoa học", nhưng mà khoa học nào?

2021-01-18 09:50

Kể từ khi đại dịch nổ ra thì khắp nơi trên thế giới đều vang lên câu thần chú: "Tuân thủ khoa học " khi các cơ quan chức năng đưa ra bất kỳ quyết định gì liên quan đến Covid.

Đây quả là một niềm tin tốt đẹp, nếu điều đó đúng là như vậy. Tôi đã nghe câu nói này – tuân thủ khoa học - và tôi nghe thường xuyên đến mức nếu nghe thêm nữa, đầu tôi sẽ nổ tung. Hãy thử xem bác sỹ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, người được truyền thông mệnh danh là "Vị Chúa tể của Khoa học" khuyên chúng ta những gì. Cần phải nói thêm, ông Fauci cũng chính là người được Tổng thống Trump giao trọng trách chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất của Đội đặc nhiệm chống Covid-19.

Để tìm một người tường tận mọi lẽ về Covid thì đó phải là bác sỹ Fauci. Ông làm Giám đốc Viện quốc gia từ năm 1984, cố vấn cho 6 tổng thống trong các đại dịch lớn khiến nước Mỹ bị tàn phá nặng nề - từ đại dịch HIV-AIDS đến dịch Cúm lợn cho đến dịch Ebola. Năm 2008, Tổng thống George W. Bush của đảng Cộng hòa, đã trao tặng ông Huân chương Tự do của Tổng thống - đây là phần thưởng dân sự cao quý nhất, cho những đóng góp của ông trong công tác nghiên cứu, điều trị các bệnh truyền nhiễm.

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 1.

Tổng thống George W. Bush đã trao tặng ông Fauci Huân chương Tự do của Tổng thống. Ảnh: Reuters

Vậy nhưng, bất chấp bề dày kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn, có vẻ như trong dịch Covid, không phải lúc nào các tuyên bố và hành động của bác sỹ Fauci cũng đúng với quy tắc: tuân thủ khoa học. Những gì ông và các nhà khoa học khác đã làm khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về vai trò của khoa học và các nhà khoa học trong các cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng.

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 2.

Ở đây có hai câu hỏi cơ bản được đặt ra…

Các nhà khoa học nên cho người dân biết sự thật khi đại dịch đang hoành hành hay nên để họ thưởng thức món kẹo bọc đường để sự thật đó dễ được chấp nhận hơn?

Khi khoa học chưa được xác định rõ ràng thì các nhà khoa học có nên đưa ra những tuyên bố chủ quan không có căn cứ liên quan đến đại dịch hay không?

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 3.
 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 4.

Có một câu nói nguyên văn thế này: "Các lập luận phải được đưa ra một cách thô bạo, rõ ràng, và mạnh mẽ nhằm khơi dậy cảm xúc và bản năng, chứ không phải trí tuệ. Sự thật không quan trọng, mà quan trọng là tập trung vào chiến thuật và tâm lý, những lời dối trá có động cơ nhất định phải được thốt ra một cách đáng tin cậy". Đây là một câu nói trích từ tuyển tập "Nhật ký" của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Khai sáng và Tuyên truyền của Chính phủ Adolf Hitler từ năm 1933-1945.

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 5.

Bác sĩ Fauci đã nhiều lần thừa nhận rằng ông đã thông tin sai đến người dân vì bản thân ông cảm thấy dân chúng không đủ sức tiếp nhận được sự thật. Hãy lấy ví dụ hai trường hợp: Đeo khẩu trang và Miễn nhiễm cộng đồng. Trường hợp một hoàn toàn là một sự dối trá, trường hợp hai là sự thao túng không quá khó để nhận thấy.

Về việc đeo khẩu trang - Bác sĩ Fauci là một trong những người đầu tiên hiện diện trên truyền thông ngay sau khi đại dịch xảy ra với tuyên bố rằng đeo khẩu trang sẽ không giúp ích gì nhiều trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus và thậm chí có thể khiến lây lan mạnh hơn. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra kết luận tương tự. Nhưng sau đó, khi đại dịch trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ Fauci đã ủng hộ đeo khẩu trang với tuyên bố rằng đây là một biện pháp can thiệp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan virus khi chưa có vắc xin. Tại sao lại có sự thay đổi này? Bởi bác sĩ Fauci lo ngại rằng nếu ban đầu ông nói ra điều này thì người dân sẽ tích trữ khẩu trang, gây ra tình trạng thiếu hụt khẩu trang cho nhân viên y tế đang phải điều trị bệnh nhân nhiễm Covid trong các bệnh viện.

Về việc miễn dịch cộng đồng – Miễn dịch cộng đồng là một chiến lược cho phép những người khỏe mạnh nhiễm bệnh để đạt đến một tỷ lệ dân số nhất định miễn nhiễm khỏi sự lây lan bệnh trong tương lai. Song song với đó sẽ có những biện pháp để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương. Ban đầu, bác sĩ Fauci chỉ ra rằng 70% dân miễn dịch là đủ để đạt miễn dịch cộng đồng. Sau đó, ông ấy cứ tiếp tục tăng tỷ lệ dần lên 75%, 85%, 90% và giờ là 90-95%. Nguyên nhân của sự thay đổi thông tin: bác sĩ Fauci tin rằng nếu để tỷ lệ thấp thì người dân sẽ không chịu tiêm phòng. Vì vậy, ông liên tục tăng con số lên với mục đích để nhiều người dân lên kế hoạch tiêm phòng.

Điều thú vị là, chiến lược sử dụng khoa học hành vi để thao túng người dân là một "bí mật không hay ho gì" của một số nhà lãnh đạo. Vào năm 2010, chính phủ Vương quốc Anh đã thiết lập cái gọi là "Nudge Unit" (còn gọi là Nhóm nghiên cứu hành vi – để áp dụng khoa học hành vi trong hoạch định chính sách công) với mục đích thao túng người dân Anh theo hướng ủng hộ các chính sách của chính phủ đưa ra. Năm 2015, Tổng thống Obama cũng khởi động một dự án tương tự.

Việc làm như thế này đặt ra câu hỏi lớn về đạo đức, tuy nhiên hành vi đó không được phản biện xã hội bởi người dân không nhận thức được là họ đang bị thao túng.

Một điều nữa cũng thú vị không kém: Tổng thống Trump, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Bob Woodward, đã thừa nhận rằng ông biết rõ mức độ nghiêm trọng của đại dịch từ rất sớm, nhưng ông không thông báo điều này cho người dân vì sợ rằng dân chúng sẽ hoảng loạn. Ở Mỹ, mỗi khi có khủng hoảng, người dân luôn đổ xô đi vơ vét hết sạch giấy vệ sinh trong các cửa hành, siêu thị vì sợ sau đó không có để dùng. Thực tế cho thấy, chưa bao giờ có tình trạng thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu, nhưng người dân vẫn tích trữ giấy vệ sinh.

Các phương tiện truyền thông đã kịch liệt chỉ trích ông Trump vì điều này, và có lẽ việc thừa nhận này đã ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch tranh cử của ông. Nhưng cùng lúc đó, Tạp chí Time ca ngợi bác sĩ Fauci và vinh danh ông là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Time cũng tuyên bố thêm rằng: "Ông là người đưa ra sự thật" và "Ông đã giành được sự tin tưởng của chúng tôi". Nhiều người còn kêu gọi bác sĩ Fauci ra tranh cử để nắm giữ các chức vụ dân cử. Ông ấy năm nay 80 tuổi, chả phải là vừa đúng tuổi để làm tổng thống sao.

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 6.

Bác sĩ Fauci có xu hướng đưa ra ý kiến về những phạm trù nằm ngoài chuyên môn của mình. Những ý kiến ​​này sau đó trở nên nổi tiếng khắp thế giới như thể những gì ông nói chính là khoa học. Nếu ai đó nghĩ như vậy, cứ thử xem lại những điều ông ấy đã nói về tiêm chủng Covid và đóng cửa trường học.

Tổng thống Trump là người đã khởi động Chiến dịch Vắc xin thần tốc vào tháng 7 để khuyến khích chính phủ và các công ty dược phẩm tư nhân hợp tác và sản xuất vắc xin Covid trong một khoảng thời gian kỷ lục. Đối với các dịch bệnh trước đây, chỉ có 6% số văc xin được phát triển có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh. Và, việc bào chế, thử nghiệm, sản xuất và phân phối vắc xin phải mất đến nhiều năm.

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 7.
 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 8.

Ông Trump tuyên bố rằng vắc-xin sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 12 hoặc có thể là tháng 11 - chỉ vài tháng nữa (lúc đó là tháng 7). Ngay sau đó, bác sĩ Fauci nói rằng sẽ cần từ ​​12 đến 18 tháng mới phân phối được vắc xin. Báo chí lập tức gọi ông Trump là kẻ dối trá, cáo buộc ông chính trị hóa vắc-xin để biến đó thành một vấn đề trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2020. Bác sĩ Fauci được ca ngợi vì đã can đảm đối đầu với Tổng thống. Ông Trump đã đúng và bác sĩ Fauci đã sai, nhưng rốt cục bác sĩ Fauci lại vẫn thuộc bên thắng thế.

Về việc đóng cửa trường học. Ông Trump yêu cầu các thành phố và các tiểu bang duy trì mở cửa trường học, tùy thuộc vào tình hình của từng khu vực. Ông tuyên bố rằng nguy cơ nhiễm Covid ở trẻ em thấp và việc trẻ không được đến trường sẽ để lại những tổn hại không thể khắc phục về giáo dục và sức khỏe tâm thần. Bác sĩ Fauci ủng hộ việc đóng cửa toàn diện, kể cả trường học. Quan điểm này sau đó được ông thay đổi vài lần. Một số tiểu bang làm theo khuyến cáo của ông Trump, trong khi những tiểu bang khác làm theo lời bác sỹ Fauci. Vấn đề là cả hai đã đưa ra những khuyến cáo không dựa trên căn cứ khoa học cụ thể, vậy mà chính sách vẫn ra đời.

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 9.

Có vẻ như, trong đại dịch Covid, khoa học đã bị chính trị hoá y như trong các cuộc tranh luận đang tiếp diễn về biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học, vì nóng lòng muốn được ghi nhận đóng góp hoặc được nổi tiếng, vội vã tìm cách tham gia vào quy trình hoạch định chính sách theo những cách có thể là bất chính. Khi đại dịch nổ ra, việc các chính trị gia bối rối và mắc sai lầm đã là quá tệ hại, nhưng việc các nhà khoa học thông tin sai, thao túng thông tin và che giấu thông tin, khiến họ trở thành một phần của vấn đề là một điều không thể chấp nhận được. Chúng ta cần phải nhớ một điều: Các nhà khoa học không phải là những đại biểu dân cử.

 Thư từ nước Mỹ: Hãy tuân thủ khoa học, nhưng mà khoa học nào? - Ảnh 10.

Bác sỹ Fauci sẽ tiếp tục làm việc cho chính quyền của Tổng thống Biden. Ảnh: Reuters

Bác sỹ Fauci là một người làm chuyên môn. Như vài người khôi hài đã nói "Bác sỹ Fauci, hãy khoác áo bờ-lu lên, đến phòng thí nghiệm và chuyên tâm vào khoa học thôi".

Tin mới nhất: Bác sỹ Fauci sẽ tiếp tục ở lại và làm việc cho chính quyền của Tổng thống Biden.

Tiến sỹ Terry F. Buss – Chuyển ngữ: Đào Thuý

Doanh nghiệp và tiếp thị

Xem thêm: nhc.69824248081101202-oan-coh-aohk-am-gnuhn-coh-aohk-uht-naut-yah-ym-coun-ut-uht/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thư từ nước Mỹ: "Hãy tuân thủ khoa học", nhưng mà khoa học nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools