vĐồng tin tức tài chính 365

Lịch sử Fair Play và chiếc cúp mang tính biểu tượng

2021-01-18 09:54

Trong hoàn cảnh bóng đá quốc nội Việt Nam để lại nhiều hình ảnh bạo lực trên sân cỏ, năm 2012, cố nhà báo Đỗ Minh Hùng đã hình thành nên ý tưởng tổ chức giải Fair Play nhằm tôn vinh những hình ảnh, hành động đẹp trong bóng đá Việt Nam, đẩy lùi những hình ảnh xấu xí.

Ý tưởng trên được báo Pháp Luật TP. HCM, nơi cố nhà báo Đỗ Minh Hùng khi đó đang công tác ủng hộ. Và kể từ đó, giải thưởng Fair Play ra đời với tên gọi Bóng đá cao thượng do báo Pháp Luật TP.HCM đứng ra tổ chức hàng năm. Giải thưởng Bóng đá cao thượng đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người trong giới bóng đá và người hâm mộ. 

Video Cố nhà báo Minh Hùng và ý tưởng làm đẹp bóng đá Việt Nam.

Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, ông Mai Ngọc Phước kể: “Hồi năm 2012, khi ấy Minh Hùng bị đột quỵ lần thứ ba nhưng anh vẫn không ngừng lao động, tìm tòi và cùng đề xuất ý tưởng về giải Fair Play.

Tôi từng khuyên Hùng giảm bớt liều lượng để giữ sức khỏe nhưng Hùng vẫn giấu tôi ngày đêm tận tâm với công việc. Anh em thương mến Hùng ở tính đã làm gì là làm đến nơi đến chốn, lăn lóc đi săn cái đẹp cũng như lên án cái xấu từ bóng đá nam, nữ đến Futsal, các giải bóng đá trẻ.

Những ý tưởng vàng của Minh Hùng làm chúng tôi đau đáu, cảm thấy có trách nhiệm hơn với những việc mà anh đã làm”.

Đến nay, giải thưởng Fair Play đã chuẩn bị tiến hành lễ trao giải mùa thứ 9 đồng thời bước sang mùa thứ 10. Ít ai biết rằng trước đó, khi còn làm việc tại báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP), cố nhà báo Minh Hùng chính là người đã sáng lập ra giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam.

Nhà báo Hồ Nguyễn, nguyên Chủ biên tờ SGGP Thể thao kể lại sự tận tụy của anh Minh Hùng trong những ngày đầu ra tờ SGGP Thể thao: “Minh Hùng hết mình vì giải thưởng Quả bóng vàng và luôn dấn thân trong bất cứ công việc nào được giao".

Lịch sử Fair Play và chiếc cúp mang tính biểu tượng - ảnh 1
Chiếc Cúp Fair Play của bóng đá Việt Nam.

Đến năm 2018, sau 6 lần tổ chức giải Fair Play, báo Pháp Luật TP. HCM đã tổ chức cuộc thi “Sáng tác Cúp Fair Play Việt Nam”. 4 tháng kể từ ngày công bố cuộc thi, BTC đã nhận được 53 tác phẩm của 19 tác giả, trong đó có 36 tác phẩm hợp lệ của 15 tác giả tại TP.HCM, 6 tác phẩm của 3 tác giả ở Hà Nội và 1 tác phẩm từ tác giả ở Đà Nẵng.

Ban giám khảo đã chọn ra 11 mẫu thiết kế cúp Fair Play tốt nhất vào vòng chung khảo. Hội đồng giám khảo có 3 thành viên gồm Trưởng ban giám khảo, họa sĩ Huỳnh Văn Mười (họa sĩ Uyên Huy) -  chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, ông Mai Ngọc Phước và nhà báo Nguyễn Đình Nguyên, Trưởng ban Thể thao báo Pháp Luật TP.HCM.

Hội đồng giám khảo đã thống nhất cao trao giải nhất cho nhà thiết kế Phạm Tam với tác phẩm mang mã số CF-29 với hình tượng bàn tay nâng niu trái bóng cùng những đường nét trẻ khỏe vút cao tạo thành dáng chim lạc.

Căn cứ vào điều lệ, báo Pháp Luật TP.HCM được sở hữu tác quyền tác phẩm CF-29 của tác giả Phạm Tam.

Lịch sử Fair Play và chiếc cúp mang tính biểu tượng - ảnh 2
Trao giải cho tác giả Phạm Tam. ẢNH: HOÀNG GIANG

Lễ trao giải và giới thiệu về tác giả của tác phẩm đoạt giải trong cuộc vận động sáng tác Cúp Fair Play Việt Nam đã được tổ chức cùng với Gala trao giải Fair Play 2017.

Giải thưởng Fair Play FIFA

LĐBĐ thế giới (FIFA) lần đầu tiên tổ chức giải thưởng Fair Play vào năm 1987. Giải thưởng FIFA Fair Play ra đời nhằm tôn vinh hành vi gương mẫu, khuyến khích tinh thần Fair Play và tính nhân văn trong làng bóng đá thế giới.

Giải thưởng được trao hàng năm cho các cá nhân (kể cả người đã qua đời), các đội tuyển, CĐV, liên đoàn bóng đá, thậm chí là toàn bộ cộng đồng bóng đá. Từ đó đến nay, chỉ duy nhất năm 1994 là giải thưởng FIFA Fair Play không trao cho ai cả.

Nguồn Wiki 

Lịch sử Fair Play và chiếc cúp mang tính biểu tượng - ảnh 4

Xem thêm: lmth.901269-gnout-ueib-hnit-gnam-puc-ceihc-av-yalp-riaf-us-hcil/coun-gnort/oaht-eht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lịch sử Fair Play và chiếc cúp mang tính biểu tượng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools