vĐồng tin tức tài chính 365

Siêu ứng dụng: động lực mới của quá trình chuyển đổi số

2021-01-18 15:49

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu và diễn ra mạnh mẽ trong một số ngành như ngân hàng, tài chính, giao thông vận tải…

Báo cáo của Google, Temasek cùng đối tác Bain & Company năm 2020 cũng chỉ ra rằng, nền kinh tế số Việt Nam hiện đang dẫn đầu khu vực với tốc độ tăng trưởng đạt 16%, từ 12 tỉ USD năm 2019 lên 14 tỉ USD trong năm 2020 và được dự báo đạt 52 tỉ USD vào năm 2025.

“Số hoá" khởi sắc với công nghệ

Tại tọa đàm chính sách "Hướng tới xây dựng một khuôn khổ pháp lý thích nghi với kinh tế nền tảng số" do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức tháng 3-2020, đại diện Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Việt Nam đang đứng trước những tiềm năng vàng để tăng tốc trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.

Siêu ứng dụng: động lực mới của quá trình chuyển đổi số - ảnh 1Dịch vụ GrabMart giúp các hộ gia đình mua hàng hoá mà không cần tới cửa hàng bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Ảnh: VTVT

Việt Nam hiện có dân số gần 100 triệu người, hơn 70% người dân sử dụng Internet, điện thoại thông minh cùng cộng đồng doanh nghiệp sở hữu tiềm lực công nghệ mạnh mẽ. Song song đó là sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, đây chính là những yếu tố hết sức thuận lợi, tạo tiền đề cho Việt Nam ghi dấu trên lộ trình chuyển đổi số của khu vực.

Mặt khác, đại diện mang tên COVID-19 gián tiếp tạo đà cho hành vi tiêu dùng và bán hàng dịch chuyển mạnh mẽ từ offline sang online. Từ đó, cán cân cạnh tranh trong kinh doanh được nhỉnh hơn về phía những cái tên có nền tảng công nghệ vững chắc, chịu đầu tư và chịu thử lửa để đưa ra các dịch vụ thức thời cho xã hội. Điển hình như doanh nghiệp công nghệ trụ cột VNPT bắt đầu cho ra mắt các giải pháp phục vụ việc học, họp hay tư vấn sức khỏe từ xa...

Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh, gọn, tiện, an toàn cho người dùng tại thời điểm giãn cách xã hội, từ tháng 3-2020, siêu ứng dụng Grab ra mắt dịch vụ GrabMart (đi chợ hộ) và GrabAssistant (mua hộ hàng hóa).

Không chỉ “hồi đáp” kịp thời trước những nhu cầu mới của khách hàng, các nỗ lực cải tiến của các doanh nghiệp còn góp phần dịch chuyển và cấu thành nhiều hành vi số từ phía người dùng. Từ đó, tiềm năng kinh tế số của đất nước càng được khai phá mạnh mẽ.

Khoảng cách chuyển đổi số giữa các địa phương cần cân bằng

Vừa qua, Bộ KH&ĐT công bố chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, đến năm 2025, tối thiểu sẽ có 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng toàn quốc, công nghệ còn phải đóng vai trò cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Siêu ứng dụng: động lực mới của quá trình chuyển đổi số - ảnh 2Chuyển đổi số trở nên toàn diện hơn với sự góp mặt của siêu ứng dụng. Ảnh: P.PHONG

Một cách tương hỗ từ góc độ doanh nghiệp, việc mở rộng dịch vụ đến các vùng miền sẽ giúp việc chuyển đổi số diễn ra toàn diện hơn. Ở khía cạnh này, một mắt xích quan trọng không thể bỏ qua chính là sức tiên phong của các siêu ứng dụng.

Lấy ví dụ từ Grab, trong gần bảy năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, “siêu kỳ lân startup” này đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động và hệ sinh thái đa dịch vụ.

Tính đến nay, Grab đã triển khai dịch vụ tại hơn 40 tỉnh thành. Dịch vụ GrabCar cũng không ngừng được mở rộng đến thêm nhiều tỉnh thành ngay sau khi Nghị định 10 có hiệu lực. Trong đó, TP. Phú Quốc (Kiên Giang) là địa phương mới nhất và ngoài đất liền đầu tiên mà Grab triển khai dịch vụ này.

Việc siêu ứng dụng và các tiện ích này đang dần đi vào đời sống kinh tế xã hội tạo tiền đề cho những bước số hóa tiếp theo, bắt đầu với sự kiến tạo và dịch chuyển hành vi tiêu dùng số từ người dân Việt Nam. Từ đó, việc chuyển đổi số sẽ diễn ra sâu rộng và toàn diện hơn trên toàn quốc.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab tại Việt Nam từng chia sẻ: “Tôi mong đợi được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ và đối tác kinh doanh để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tốt hơn, cũng như góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế số”. 

Xem thêm: lmth.242269-os-iod-neyuhc-hnirt-auq-auc-iom-cul-gnod-gnud-gnu-ueis/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Siêu ứng dụng: động lực mới của quá trình chuyển đổi số”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools