vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ phiếu bất động sản nằm sàn la liệt trong phiên, VN-Index mất gần 61 điểm

2021-01-20 07:05

Phiên giao dịch ngày 19/1, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến theo chiều hướng ít nhà đầu tư nào ngờ đến. VN-Index và UPCoM-Index biến động theo chiều hướng tiêu cực ngay từ đầu phiên giao dịch với sắc đỏ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, khoảng thời gian từ 10h trở đi, áp lực bán tháo bị đẩy lên mức cao đã khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu, nhà đầu tư lại nhớ về các đợt bùng phát dịch Covid-19 trong năm 2020 khi tình trạng giảm sàn la liệt ở nhóm vốn hóa lớn diễn ra ngay trong phiên 19/1.

VN-Index có thời điểm giảm đến 75 điểm, đây là mức giảm tuyệt đối lớn nhất trong lịch sử của chỉ số này.

Trong nhóm VN30 có tổng cộng 8 cổ phiếu giảm sàn, VRE là mã khá nhất khi chỉ giảm 0,1% xuống 37.300 đồng/cp, trong khi đó, toàn bộ các cổ phiếu trong nhóm này đều giảm trên 2%. Cả 3 cổ phiếu được HoSE đưa vào danh mục VN30 kỳ tháng 1/2021 cũng giảm rất sâu. BVH giảm 5,2% xuống 65.000 đồng/cp, TPB giảm 3% xuống 27.950 đồng/cp, PDR giảm 2,9% xuống 53.400 đồng/cp.

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index. Nguồn: Fialda.

Sự hoảng loạn của nhà đầu tư gây nên tình trạng bán tháo trên khắp các ngành cổ phiếu, trong đó, bất động sản cũng không phải ngoại lệ. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản gồm cả những mã thanh khoản cao cũng giảm sàn la liệt như VCR, CEO, IDC, NRC, TIG, OGC, LDG, DRH, HQC, ITA, DIG, TCH… Bên cạnh đó, VIC cũng giảm đến 6,9%, HDC giảm 6,5%, HAR giảm 6,2%, HDG giảm 6,1%, TDH giảm 5,4%, KDH giảm 5,2%...

Ở chiều ngược lại, THD xứng đáng là “ngôi sao sáng” trong một phiên giao dịch “đen tối” khi ngược dòng tăng 5,5% lên 145.000 đồng/cp và là nhân tố chính giúp kìm hãm đáng kể đà giảm của HNX-Index. Một số mã bất động sản vừa và nhỏ như PFL, PVL, VRC, TNT hay FIT vẫn giữ được sắc xanh. PVL tăng trần lên 2.200 đồng/cp, FIT tăng 2,1% lên 21.750 đồng/cp.

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến HNX-Index. Nguồn: Fialda.

Chốt phiên, VN-Index giảm 60,94 điểm (-5,11%) xuống 1.131 điểm. Toàn sàn có 44 mã tăng, 437 mã giảm và 19 mã đứng giá. HNX-Index giảm 6,48 điểm (-2,81%) xuống 224,02 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 175 mã giảm và 39 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 2,4 điểm (-3,06%) xuống 76,15 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết tăng mạnh so với phiên trước đó và lập kỷ lục mới với giá trị giao dịch đạt 24.320 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch 1,37 tỷ cổ phiếu, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm 2.716 tỷ đồng. Ba cổ phiếu bất động sản nằm trong top 10 về khớp lệnh toàn thị trường là HQC, FLC và DLG, trong đó, HQC khớp lệnh 44,4 triệu cổ phiếu, FLC và DLG lần lượt là 36,9 triệu cổ phiếu và 31 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại đi ngược lại xu hướng thị trường chung khi mua ròng trở lại trên cả 3 sàn giao dịch với tổng giá trị 131 tỷ đồng, trong đó, VRE, VHM, DXG, KBC và NLG đều nằm trong top 10 về giá trị mua ròng toàn thị trường. VRE được mua ròng mạnh nhất với 72 tỷ đồng. Chiều ngược lại, AGG là cổ phiếu bất động sản duy nhất nằm trong top 10 về giá trị bán ròng với 14,4 tỷ đồng.

Theo phân tích của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), sau 5 phiên giao dịch giằng co tại vùng giá cao và không thể vượt qua được ngưỡng 1.200 điểm thì cuối cùng thị trường đã phải điều chỉnh mạnh khi nhà đầu tư ồ ạt chốt lời trong phiên 19/1. Trên góc độ kỹ thuật, kịch bản về sóng elliott đã được xác nhận với việc sóng 3 đã kết thúc khi tăng từ ngưỡng 925 điểm lên ngưỡng 1.200 điểm (fibonacci extension 161,8% sóng 1) và tiếp theo sẽ là sóng điều chỉnh 4 với target theo lý thuyết là quanh ngưỡng 1.040 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng 3).

Thị trường phần nào đó đã test lại hỗ trợ ngắn hạn là đường trung bình 20 ngày quanh ngưỡng 1.135 điểm (MA20) và lực cầu bắt đáy đã xuất hiện nhưng vẫn còn yếu, cho thấy khả năng là thị trường có thể tiếp tục sóng điều chỉnh 4 trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên khía cạnh rất ngắn hạn thì sau một phiên giảm mạnh như phiên 19/1, thị trường sẽ có khả năng hồi phục kỹ thuật trong phiên tới để giúp các nhà đầu tư bán được với giá tốt hơn. Nhà đầu tư đã tham gia giải ngân thăm dò một phần danh mục quanh ngưỡng 1.135 điểm (MA20) trong phiên ở phiên này nên tiếp tục quan sát thị trường và có thể cân nhắc giải ngân thêm nếu thị trường điều chỉnh về hỗ trợ mạnh hơn quanh 1.065 điểm (MA50).

Xem thêm: lmth.59500000042210202-1-91-neihp-gnort-teil-al-nas-man-nas-gnod-tab-ueihp-oc/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cổ phiếu bất động sản nằm sàn la liệt trong phiên, VN-Index mất gần 61 điểm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools