vĐồng tin tức tài chính 365

19-1, gặp gỡ nhân chứng Hoàng Sa

2021-01-20 07:13
19-1, gặp gỡ nhân chứng Hoàng Sa - Ảnh 1.

Ông Phạm Sô (bìa phải), người từng là công nhân xây dựng trên đảo Hoàng Sa trước năm 1974, giúp nhận diện các tấm ảnh chụp Hoàng Sa được người dân gửi đến Nhà trưng bày Hoàng Sa - Ảnh: TẤN LỰC

Ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, xúc động nhắc nhớ về sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trắng trợn cách đây 47 năm.

"Mỗi năm vào ngày này, người dân Việt Nam không ai quên được mảnh đất Hoàng Sa máu thịt của Tổ quốc. Nhớ về Hoàng Sa là nhớ về mảnh đất thiêng liêng trong trái tim mỗi người dân Việt" - ông Võ Ngọc Đồng xúc động nói sau khi thắp nén hương trên bàn thờ ông Phạm Khôi, phường Thạch Thang, TP Đà Nẵng.

Ông Phạm Khôi từng có thời gian làm nhiệm vụ kiểm soát tàu thuyền đánh cá ra vào đảo Hoàng Sa từ tháng 12-1969 đến tháng 4-1970. Sinh thời, ông Khôi đã mang tặng Nhà trưng bày Hoàng Sa kỷ vật rất quý của mình là những vỏ ốc biển được ông mang về từ Hoàng Sa. Bà Phạm Thị Hoa (51 tuổi, con ông Phạm Khôi) thay mặt gia đình cảm ơn phần quà và tình cảm của UBND huyện Hoàng Sa. "Đó là nguồn động viên lớn với gia đình" - bà Hoa bày tỏ.

Ông Lê Đình Rê (76 tuổi) - trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, một nhân chứng Hoàng Sa - đưa ra rất nhiều hình ảnh những con tàu trở về từ Hoàng Sa. Ông Rê là quân nhân tàu quân vận QV-9708 thuộc Giang đoàn 101, căn cứ chiến thuật Đà Nẵng. 

Ông từng tham gia lai dắt những chiến hạm bị hư hại nặng nề trở về từ Hoàng Sa sau trận hải chiến ngày 19-1-1974. 

"Nhìn những đồng đội tơi tả trở về trên 3 chiến hạm rách nát vì đạn pháo quân địch, chúng tôi lòng đau như cắt. HQ-4 Trần Khánh Dư, HQ-5 Trần Bình Trọng và HQ-16 Lý Thường Kiệt trở về vịnh Đà Nẵng trong tình trạng xiêu vẹo, nghiêng ngả vì trên mình lỗ chỗ vết đạn, nhiều bạn bè quân ngũ thương vong, chúng tôi hết sức đau lòng!" - ông Rê kể.

Đoàn đến thăm nhân chứng Phạm Sô, công nhân xây dựng tại Hoàng Sa trước năm 1974. Ông Lê Tiến Công, phó giám đốc phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa, nhờ ông Sô nhận diện một số hình ảnh tư liệu về Hoàng Sa do người dân gửi tặng. 

Tuổi cao, mắt mờ nhưng khi lướt đến tấm ảnh đen trắng chụp cầu cảng và một ảnh người lính cầm súng trên đảo ông nhận ra ngay. Ông kể thời ấy Hoàng Sa rất hoang vắng, chủ yếu là bãi cát và cây nhỏ, công trình xây dựng cũng không nhiều. Chỉ có cầu cảng là công trình đáng chú ý nhất nên rất dễ nhận diện. 

Theo ông Công, những tấm ảnh này đang được thẩm định lại để sớm có thể trưng bày cho công chúng.

* Ông Đặng Công Ngữ (chủ tịch đầu tiên huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng):

Cần lập quỹ Vì Hoàng Sa

Tôi nghĩ chúng ta huy động sức mạnh của nhân dân, cả sức mạnh tinh thần và vật chất, để tạo thành sức mạnh trong công cuộc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa. Chúng ta cần lập quỹ Vì Hoàng Sa để có điều kiện giúp đỡ ngư dân, phục vụ hoạt động sưu tầm, nghiên cứu trong cuộc đấu tranh lâu dài đòi lại Hoàng Sa.

Ý nghĩa xây dựng những nền tảng hỗ trợ ngư dân là rất cần thiết, làm được như vậy sẽ kích thích được tinh thần dân tộc. Ngư dân sẽ yên lòng khi người trên bờ luôn bên cạnh họ. Làm được như vậy sẽ khuyến khích ngư dân.

Điều này cần có chính sách rõ ràng, chứ không thể để lâu lâu có một ngư dân bị nạn mới hỗ trợ. Cộng đồng họ thấy rằng việc đó là nghĩa ý và sẵn sàng đóng góp để xây dựng quỹ này lớn mạnh hơn.

Hằng năm, chính quyền huyện Hoàng Sa tổ chức kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa được rất nhiều người Việt Nam quan tâm. Nén hương mà ta thắp lên để tri ân những người ngã xuống vì Hoàng Sa sẽ sưởi ấm lòng người Việt, cả những người con xa xứ. Người Việt gần bên nhau trong cuộc đấu tranh đòi Hoàng Sa.

Tặng báo và thiệp xuân cho nhân chứng Hoàng Sa

hoang sa 6 1(read-only)

PV Tuổi Trẻ tặng giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Tân Sửu 2021 kèm tấm thiệp chúc tết đặc biệt cho nhân chứng Lê Đình Rê - Ảnh: Đ.N.

Cùng tham gia đoàn thăm các nhân chứng Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng, PV Tuổi Trẻ đã gửi tặng giai phẩm báo Tuổi Trẻ Xuân Tân Sửu 2021 cho những nhân chứng Hoàng Sa.

Mỗi tờ báo Tuổi Trẻ Xuân còn kèm theo tấm thiệp chúc mừng năm mới từ Nhà trưng bày Hoàng Sa với hình ảnh Đại Nam nhất thống toàn đồ của Quốc sử quán triều Nguyễn năm 1838 thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Lê Đình Rê không ngớt khen tấm thiệp thật đẹp và ý nghĩa. Ông Rê bảo rằng những ngày này nhắc mỗi người Việt Nam nhớ về Hoàng Sa, Trường Sa, không quên lãnh thổ đất nước mình.

"Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là không có gì phải tranh cãi hay nghi ngờ, nhiều thế hệ quân dân nước Việt đã đổ mồ hôi, xương máu gìn giữ vùng lãnh thổ thiêng liêng này" - ông Rê bày tỏ.

Đề xuất lập Quỹ vì Hoàng SaĐề xuất lập Quỹ vì Hoàng Sa

TTO - 'Điều làm tôi đau đáu, day dứt mãi là chưa tổ chức được đêm thắp nến tri ân những người lính đã ngã xuống vì Hoàng Sa' - ông Đặng Công Ngữ, chủ tịch đầu tiên của huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng), tâm sự.

Xem thêm: mth.6932110291101202-as-gnaoh-gnuhc-nahn-og-pag-1-91/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“19-1, gặp gỡ nhân chứng Hoàng Sa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools