vĐồng tin tức tài chính 365

Vaccine Covid-19 triển khai chậm, châu Âu tan hy vọng dỡ phong tỏa sớm

2021-01-20 16:48

Vaccine Covid-19 triển khai chậm, châu Âu tan hy vọng dỡ phong tỏa sớm

Khánh Lan

(TBKTSG Online) - Với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19 do sự xuất hiện các biến chủng mới trong khi chiến dịch tiêm chủng vaccine triển khai chậm chạp, các hy vọng về việc dỡ bỏ sớm lệnh phong tỏa ở châu Âu dần tắt ngúm.

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân ở TP. St Albans, Anh. Anh là nước triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 sớm nhất châu Âu. Ảnh: Reuters

Châu Âu kéo dài thời gian phong tỏa

Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 vẫn ở mức cao ở phần lớn châu Âu, trong khi đó, các nỗ lực vaccine khởi động quá chậm chạp , khiến mức ngưỡng miễn dịch cộng đồng khó có thể đạt được trong khu vực trước mùa thu. Điều này báo hiệu một năm 2021 ảm đạm đối với hàng trăm triệu người dân châu Âu.

Với khoảng 3.000-4.000 người mỗi ngày tử vong vì Covid-19 ở khắp Liên minh châu Âu (EU) trong những tuần gần đây, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC), các chính phủ buộc phải kéo dài và siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội như lệnh giới nghiêm, yêu cầu học hành từ xa, đóng cửa nhà hàng, quán bar...

Các chính phủ châu Âu cảnh báo tính tin cậy của chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 có thể đối mặt rủi ro sau khi hãng dược Pfizer thông báo vào hôm 15-1 rằng sẽ giảm tiến độ phân phối các lô vaccine cho châu Âu.

Hãng này cho biết kế hoạch giao các lô vaccine vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 cho châu Âu sẽ bị ảnh hưởng tạm thời do các thay đổi trong qui trình sản xuất để nâng cao sản lượng.

Có ít nhất 9 trong số 27 nước thành viên EU phàn nàn rằng họ nhận các lô vaccine từ Pfizer với số lượng ít hơn so với thỏa thuận ban đầu.

Nỗi sợ hãi của người dân và giới chức trách trong khu vực cũng đang ngày càng gia tăng vì có thêm nhiều biến chủng virus SARS-CoV-2 xuất hiện và lây lan mạnh trước khi các chính phủ có thể mở rộng chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19.

“Chúng ta sẽ gặp phải thách thức rất lớn trong thêm ít nhất 10 tuần tới và đây cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất của đại dịch Covid-19”,  Rudolf Anschober, Bộ trưởng Y tế Áo, nói vào hôm 17-1 khi ông thông báo siết chặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc.

Hôm 19-1, Thủ tướng Đức, Angela Merkel cùng lãnh đạo của 16 bang thuộc nước Đức cũng nhất nhất trí kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 14-2. Lệnh này được áp đặt từ tháng 11, yêu cầu các nhà hàng và trung tâm thể thao đóng cửa, rồi sau đó, trường học và các cửa hàng kinh doanh không thiết yếu cũng bị đóng cửa kể từ giữa tháng 12.

Bên cạnh đó, chính phủ Đức đặt ra quy định mới, bắt buộc mọi người đeo khẩu trang y tế ở các cửa hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng. Người phát ngôn của Thủ tướng Merkel cảnh báo các biến chủng virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh (B117) và Nam Phi (N501Y) đang đe dọa đảo ngược xu hướng suy giảm số ca nhiễm ở Đức trong thời gian gần đây.

Bắt đầu từ ngày 17-1, chính phủ Pháp triển khai lệnh giới nghiêm trên toàn quốc, từ 6 giờ tối đến 6 giớ sáng để ngăn chặn đà lây lan của dịch Covid-19, đặc biệt là biến chủng B117 có nguồn gốc từ Anh. Hiện nay, biến chủng này hiện diện ở khoảng 1% ca nhiễm mới hàng ngày ở Pháp. Trong khi đó, Slovakia chỉ cho phép người dân đi làm nếu họ có giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2

Hôm 19-1, Thủ tướng Đan Mạch, Mette Frederiksen nói do lo ngại biến chủng mới từ Anh, Đan Mạch có thể kéo dài các biện pháp phong tỏa đến đầu tháng 12 dù số ca nhiễm mới đang giảm. Theo các biện pháp phong tỏa hiện hành, các nhà hàng, quán bar và cửa hàng không thiết yếu ở Đan Mạch phải đóng cửa. Các cuộc tụ tập nơi công cộng bị giới hạn ở mức tối đa là năm người.

Tuần trước, chính phủ Hà Lan cũng đã thông báo kéo dài lệnh phong tỏa đến tuần đầu tháng 2 do lo ngại các hậu quả tiềm tàng từ biến chủng B117. Các biện pháp phong tỏa siết chặt đang gây bất mãn ở nhiều nước, dẫn đến mức độ tuân thủ suy giảm. Kể từ tối 15-1, hàng ngàn chủ nhà hàng và quán bar ở Ý quyết định mở cửa như là một động thái phản đối lệnh yêu cầu họ đóng cửa.

“Chúng tôi đã chờ mong chính phủ không kéo dài lệnh phong tỏa. Nhưng không có kế hoạch thực sự nào và chúng tôi không nhận sự hỗ trợ tài chính đầy đủ. Đối với chúng tôi, rõ ràng vaccine Covid-19 chưa thể triển khai rộng rãi cho phần lớn người dân trước tháng 9”, Umberto Carriera, chủ một số nhà hàng ở TP. Persaro, Ý, nói.

Nhiều nhà hàng và quán bar bao gồm một nhà hàng của Carriera bị phạt tiền và yêu cầu đóng cửa sau khi cảnh sát can thiệp, Carriera nói: “Chúng tôi cần mở cửa không phải để kiếm lợi nhuận mà chỉ là để trang trải chi phí. Nếu không được phép mở cửa, chúng tôi sẽ buộc phải dừng hoạt động mãi mãi”.

Bị chỉ trích mua quá ít vaccine Covid-19

Giới chức châu Âu cam kết vào cuối năm 2020 rằng các chiến dịch tiêm chủng vaccine đại trà sẽ giúp đại dịch Covid-19 sớm kết thúc. Nhưng nhiều nước trong khu vực vẫn chưa triển khai các chiến dịch tiêm chủng lớn. Cho đến nay, chỉ một phần nhỏ người dân châu Âu, chủ yếu là các nhân viên y tế, được tiêm vaccine Covid-19.

Nhiều ý kiến chỉ trích rằng Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan được giao nhiệm vụ mua vaccine 19 cho toàn EU, mua vaccine quá ít ỏi, chỉ đủ dùng.

“EU mua quá ít vaccine Covid-19. Đáng lẽ ra họ phải đặt mua ít nhất gấp 10 lần so với con số đặt mua hiện nay và chi phí cũng chỉ từ 20-30 tỉ euro, không đáng kể so với tổn thất quá lớn do toàn bộ châu Âu tiếp tục bị phong tỏa”,
Karl Lauterbach, giáo sư dịch tễ học và cũng là một nghị sĩ Quốc hội Đức, nói.

Với dân số khoảng 450 triệu người, EU đã đặt mua 300 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer và BioNTech. Số vaccine này sẽ được giao xong vào mùa thu tới, đủ tiêm cho 150 triệu người vì một liệu trình vaccine cần hai liều.
Giờ đây, EU đang đàm phán đặt mua thêm 200 triệu liều  nữa từ Pfizer/BioNTech và có thể nhận vào cuối năm nay.

Giáo sư Lauterbach nói: “Đây là sai lầm khủng khiếp. Giờ đây, chúng tôi đối mặt điều tồi tệ nhất của đại dịch trong ba tháng phía trước”. Người phát ngôn EC cho biết đã đặt mua gần 1,5 tỉ liều vaccine Covid-19 từ nhiều nhà sản xuất khác nhau kèm quyền chọn mua thêm nếu cần thiết.

Tuy nhiên, ngoại trừ vaccine của Pfizer/BioNTech, các loại vaccine còn lại đều chưa được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép sử dụng. Các nỗ lực triển khai tiêm chủng sẽ tăng tốc khi vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca (Anh) và Đại học Oxford dự kiến được EMA cấp phép sử dụng vào ngày 29-1 tới. EC đã đặt mua trước 300 liều vaccine của AstraZeneca/Oxford.

Một khu phố mua sắm vắng vẻ ở Rotterdam, Hà Lan trong thời kỳ phong tỏa để kiểm soát Covid-19. Ảnh: Reuters

Để vuột mất cơ hội kiểm soát dịch bệnh

Một số chuyên gia cho rằng châu Âu đã lãng phí cơ hội kiểm soát Covid-19 khi tỷ lệ lây nhiễm giảm mạnh sau đợt phong tỏa hồi mùa xuân năm ngoái. Lúc đó, châu Âu đáng lẽ ra có thể tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt giống như các nước Đông Á đã làm, thay vì chọn cách sống chung với dịch bệnh để tránh thêm tổn thương kinh tế.
“Chúng ra rút ra rất ít bài học. Sau làn sóng lây nhiễm thứ nhất, chúng ta chẳng làm gì để ngăn chặn làn sóng thứ hai. Vấn đề là châu Âu và các nước phương Tây đã chọn cách tiếp cận sai lầm về cơ bản”, Andrea Crisanti, chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Đại học Padua (Ý), nói.
Các nhà khoa học cũng cho rằng châu Âu đã không nỗ lực đúng mức để thiết lập các hệ thống mạnh mẽ nhằm xét nghiệm, truy dấu tiếp xúc và cách ly những bệnh nhân Covid-19.
Các quy định cách ly nhằm ngăn ngừa du khách lây lan virus SARS-CoV-2, một biện pháp chính sách trọng tâm ở châu Á, chỉ được áp dụng rộng rãi ở châu Âu trong mùa đông này với nhiều mức độ thực thi khác nhau.
Ngay tại Đức, nước từng được ca ngợi là hình mẫu quản lý dịch bệnh Covid-19 ở châu Âu, giờ đây đang chứng kiến số ca tử vong vì dịch bệnh ở mức kỷ lục, vượt quá 1.400 ca/ngày.
Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng lây nhiễm không kiểm soát gây khó khăn cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 vì có khả năng một biến chủng kháng vaccine sẽ xuất hiện.

Hôm 19-1, EC kêu gọi 27 nước thành viên EU đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 để bảo đảm ít nhất 80% nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất, tức những người trên 80 tuổi được tiêm vaccine vào tháng 3 và 70% người trưởng thành ở châu Âu được tiêm vaccine vào cuối mùa hè năm 2021.

Cao ủy Y tế EU, Stella Kyriakides, cho biết cho đến nay, có 400.000 công dân EU tử vong vì Covid-19. EC đang cân nhắc đề xuất của Hy Lạp về việc cấp giấy chứng nhận đã tiêm vaccine để giúp du khách đến các địa điểm nghỉ dưỡng nhanh chóng hơn và tránh một mùa hè thảm họa nữa cho ngành du lịch của châu Âu. Tuy nhiên, Kyriakides cho biết trước mắt, giấy chứng nhận này sẽ được cấp để phục vụ mục đích y khoa, chẳng hạn để giám sát tác dụng phụ của vaccine Covid-19.

Theo Wall Street Journal

Xem thêm: lmth.mos-aot-gnohp-od-gnov-yh-nat-ua-uahc-mahc-iahk-neirt-91-divoc-eniccav/409213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vaccine Covid-19 triển khai chậm, châu Âu tan hy vọng dỡ phong tỏa sớm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools