Cuộc sống của mỗi người giờ đây có hai không gian: Một là cuộc đời thực, hai là cuộc đời sống trong không gian mạng. Thanh niên, học sinh hay con trẻ cũng có nhiều hoạt động học tập hay giải trí kết nối trên mạng xã hội hay không gian mạng. Cũng giống như ngoài đời thực, không gian mạng cũng có muôn vàn thông tin xấu độc và nếu không có kiến thức, vô tư sử dụng thì các em học sinh sẽ có thể vi phạm các quy định của pháp luật. Bộ giáo dục và đào tạo vừa đưa ra quy định học sinh từ lớp 10 trở lên phải học Luật an ninh mạng.
Hầu như học sinh trung học nào giờ đây cũng có điện thoại di động hay máy tính để bàn. Thời lượng dùng mạng xã hội hay các trang web của các em mỗi ngay sẽ phải tính bằng giờ đồng hồ. Thanh thiếu niên khi sử dụng mạng xã hội thường tập trung vào các mục đích: Học tập, giải trí, tìm kiếm cập nhật thông tin xã hội, liên lạc với gia đình, bạn bè. Chính các em học sinh cũng nhận ra nhiều thông tin hình ảnh không phù hợp, thậm chí vi phạm luật pháp khi tham gia không gian mạng.
Vì thiếu kiến thức nên nhiều em đang vi phạm luật an ninh mạng như đăng tải thông tin sai sự thật, phát tán những công cụ, phần mềm đánh cắp dữ liệu cá nhân. Luật sư Giang Hồng Thanh, người đã tham gia nhiều buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường THPT lấy ví dụ một trường học các nhóm học sinh lập nhóm nói về thầy cô giáo. Ban đầu thì các em lập group không có ý bôi nhọ thầy cô đâu nhưng sau đó không kiểm soát được thông tin gây xúc phạm tới thầy cô giáo.
Hoặc có trường hợp chia sẻ các thông tin thất thiệt ví dụ tin nóng, có bình luận ác ý về thông tin đấy dẫn đến người trong thông tin đấy bị xúc phạm, vu khống. Trường hợp khác là chụp ảnh, quay phim về các vụ bạo lực học đường đưa lên mạng nhưng đây là hành vi xúc phạm uy tín, nhân phẩm người khác. Các em nghĩ việc chia sẻ thông tin thiếu kiểm chứng là bình thường nhằm cảnh báo cho mọi người nhưng lại không hiểu những thông tin không chính xác có thể gây ảnh hưởng danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân, cơ quan tổ chức khác. Một trường hợp khác là đăng tải, chia sẻ các thông tin kích động bạo lực, kích động người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ví dụ như có 1 hiện tượng là người lớn đánh trẻ em thì gây kích động bạo lực.
Theo quy định của pháp luật nếu học sinh vi phạm luật an ninh mạng sẽ bị xử phạt hành chính phạt tiền từ 10-20 triệu đồng, tùy vào mức độ có thể xử lý hình sự.
Hiện Bộ giáo dục vào đào tạo đang biên soạn sách dạy về an ninh quốc phòng, trong đó có nội dung về luật an ninh mạng. Yêu cầu đặt ra là học sinh phải đạt được những kiến thức cơ bản:
Nêu 1 số khái niệm về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng.
- Hiểu rõ nội dung cơ bản của Luật an ninh mạng.
- Bảo mật được thông tin cá nhân.
- Cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng.
- Không tham gia vào bất cứ nhóm nào kích động.
- Không tự tiện đăng ảnh của người khác lên mạng kèm những thông tin không đúng sự thật và ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác.
(Tham khảo VTV)
PV
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.35600326102101202-gnam-hnin-na-taul-ev-coh-iahp-coub-tab-man-teiv-nein-hnaht/nv.zibefac