vĐồng tin tức tài chính 365

Công khai bán hàng giả, Saigon Square bị đề xuất đóng cửa

2021-01-20 18:36

Nổi tiếng là một trong những nơi mua bán đông đúc tại TPHCM, nhưng Saigon Square lại là điểm nổi cộm bán hàng nhái, hàng giả, trong khi chế tài không đủ để xử lý triệt để, cơ quan chức năng đề xuất dẹp bỏ. 

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho hay, trong năm 2020, Đội QLTT số 4 của cục đã kiểm tra, xử phạt 38 vụ trong chợ Bến Thành và Trung tâm thương mại (TTTM)  Saigon Square, tịch thu tiêu hủy gần 3.000 đơn vị sản phẩm quần áo, túi xách, ba-lô, ví, giày dép, đồng hồ... giả nhãn hiệu, không xuất xứ, trị giá gần 3 tỷ đồng. 

 

Các sạp hàng kinh doanh thường đóng cửa, lẩn trốn khi thấy lực lượng quản lý thị trường kiểm tra
Các sạp hàng kinh doanh thường đóng cửa, lẩn trốn khi thấy lực lượng quản lý thị trường kiểm tra

Đáng lưu ý, trong nhiều đợt kiểm tra, chủ kinh doanh thường không có mặt tại sạp, chỉ có nhân viên được thuê bán. Các chủ hàng vi phạm thường cố tình tránh né hoặc đối phó bằng cách khóa cửa, kéo màn che sạp, bỏ đi nơi khác... QLTT còn nghi ngờ lực lượng bảo vệ của Saigon Square trở thành người hỗ trợ bằng cách báo động, kéo dài thời gian đo thân nhiệt để người kinh doanh có thời gian đóng sạp, trốn đi nơi khác. 

Theo ông Lê Hồng Hải, Đội trưởng Đội QLTT số 4, Trung tâm thương mại Saigon Square, Lucky Plaza, chợ Bến Thành (Q.1) được xác định là các điểm nổi cộm buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, giả nhãn hiệu... và ngày càng diễn biến phức tạp. Các mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính... Đáng nói, sau khi lực lượng chức năng tuyên truyền thì 100% hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu. Nhưng thực tế, các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó lực lượng kiểm tra, như phân tán nhỏ hàng hóa, bày bán lẫn lộn với các mặt hàng cùng chủng loại có hóa đơn chứng từ...

Ông Hải cho biết đã đề xuất dẹp bỏ TTTM Saigon Square, vì nơi đây phần lớn buôn bán hàng hóa vi phạm quy định pháp luật. Ngay cả xét tiêu chí thành lập đơn vị kinh doanh này cũng chưa đạt, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ... không thể hiện văn minh thương mại. Thế nhưng, hiện các ban ngành chưa thống nhất được và chưa có giải pháp cụ thể mang tính trách nhiệm quản lý địa bàn, tập trung vào các điểm kinh doanh nổi cộm như Saigon Square.

Đặc biệt, hiện chưa có quy định về quản lý, trách nhiệm của chủ đầu tư cho thuê sạp khi người thuê kinh doanh các mặt hàng vi phạm. Thực tế, chủ đầu tư chỉ chú ý về trật tự, cháy nổ trong các điểm này. Lực lượng QLTT đã mời chủ đầu tư Saigon Square lên để làm rõ trách nhiệm trong việc tổ chức cho thuê kinh doanh nhưng đơn vị này vẫn chưa đến làm việc. 

Từ đó, ông Hải kiến nghị: “Cần phải có quy định quản lý, chế tài đối với các TTTM vi phạm như Saigon Square, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân quản lý các TTTM kinh doanh hàng hóa vi phạm, để họ có trách nhiệm phối hợp cùng với các cơ quan chức năng quản lý các hộ kinh doanh. Bên cạnh đó là trách nhiệm chính của địa phương trong việc chuyển hóa các địa bàn, tụ điểm nổi cộm; đóng cửa, tạm dừng kinh doanh các điểm kinh doanh hàng hóa vi phạm; tổ chức những đợt kiểm tra đồng loạt để xử lý, răn đe các đối tượng vi phạm...”. 

Theo ông Hải, Đội QLTT số 4 đã gửi văn bản đến Chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM đề nghị chỉ đạo các ban ngành, phường phối hợp chuyển hóa các điểm nổi cộm, trong đó có Saigon Square, và đề xuất thành phố giải thể hoặc đình chỉ có thời hạn việc kinh doanh tại đây vì kinh doanh hàng giả nhãn hiệu, hàng vi phạm... Đồng thời, ngành thuế cần có giải pháp phù hợp hơn việc thu thuế khoán, không thể thu thuế của người kinh doanh toàn hàng vi phạm. “Năm nay, chúng tôi tiếp tục đề xuất có quy định về quản lý và chế tài đối với loại hình kinh doanh như TTTM Saigon Square, đồng thời tiếp tục kiến nghị đóng cửa các điểm kinh doanh không thể hiện văn minh thương mại”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Cục phó Cục QLTT TPHCM, các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường do nhiều bộ, ngành cùng xây dựng nên thiếu thống nhất, còn chồng chéo, bất cập tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng để hoạt động trái pháp luật. Mặt khác, cùng một nội dung vi phạm nhưng nhiều văn bản quy định xử lý khác nhau gây khó khăn cho cơ quan áp dụng xử phạt. 

Bên cạnh đó, đáng lưu lý là việc tạo lập tài khoản sử dụng thông tin giả để bán hàng trên các trang mạng xã hội hoặc các ứng dụng trực tuyến hiện khá phổ biến, lực lượng chức năng khó xác định được đối tượng vi phạm và nơi chứa hàng hóa vi phạm để kiểm tra, xử lý. Hơn nữa, hiện chưa có quy định rõ ràng, chế tài xử phạt đối với người kinh doanh trên Facebook, Zalo... đặc biệt khi chủ các trang mạng xã hội và người kinh doanh là các tổ chức nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam.

 

Nguyễn Cẩm

Xem thêm: lmth.5895241a-auc-gnod-taux-ed-ib-erauqs-nogias-aig-gnah-nab-iahk-gnoc/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Công khai bán hàng giả, Saigon Square bị đề xuất đóng cửa ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools