vĐồng tin tức tài chính 365

Năm 2021, kinh tế Việt Nam chuyển từ "phục hồi" sang "phát triển"

2021-01-21 19:03

Năm 2020 được coi là thành công nhất trong giai đoạn 5 năm, tạo tiền đề để kinh tế chuyển từ giai đoạn phục hồi sang phát triển trong năm 2021.

Năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả, thành tích đặc biệt.

TS Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định: Năm 2020 GDP của Việt Nam tăng 2,91%, là mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về xuất khẩu, kiểm soát lạm phát, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác đạt được những doanh số rất tích cực.

Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong năm qua.

Theo ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp (CIEM), năm 2020, xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng 6,5% so với năm trước, lên 281,5 tỉ USD, đây là một kỳ tích trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, giáng những đòn nặng nề nhất lên những nền kinh tế được coi là hùng mạnh nhất như Mỹ, Châu Âu...

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Quốc Phương, tại Nghị quyết số 195/NQ-CP về Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.2020, Chính phủ thống nhất phương châm hành động của năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”.

Doanh nghiệp thích nghi và vượt qua COVID-19 để phát triển sản xuất. Ảnh: Ngọc Hân
Doanh nghiệp thích nghi và vượt qua COVID-19 để phát triển sản xuất. Ảnh: Ngọc Hân

Đây cũng là nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2021 và trung hạn 2021-2025.

"Việc tận dụng được những cơ hội mới để phục hồi kinh tế năm 2021 và bứt phá trong giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025" - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Theo đó, phải tiếp tục xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.

Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.

(TS Nguyễn Đình Cung -Tổ trưởng tổ tư vấn về nâng cao năng lực canh tranh và phát triển bền vững).

Xem thêm: odl.349278-neirt-tahp-gnas-ioh-cuhp-ut-neyuhc-man-teiv-et-hnik-1202-man/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Năm 2021, kinh tế Việt Nam chuyển từ "phục hồi" sang "phát triển"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools