vĐồng tin tức tài chính 365

Lo "sức khoẻ" máy bay nằm sân dài ngày

2021-01-24 13:51

Tác động của hai đợt sóng Covid-19 trong năm 2020 đã khiến tổng công suất của toàn ngành hàng không nội địa giảm mạnh. Theo Cục Hàng không Việt Nam, tổng số chuyến bay khai thác trong 11 tháng năm 2020 đạt 196.618 chuyến, giảm 36,1% so với 11 tháng đầu năm 2019. Trong đó, Vietnam Airlines khai thác 79.349 chuyến, giảm 34%; VietJet Air khai thác 70.905 chuyến, giảm 44%; Jetstar Pacific khai thác 13.697 chuyến, giảm 57,7%; VASCO khai thác 7.796 chuyến, giảm 32,4%...

Số chuyến bay sụt giảm, lượng máy bay phải nằm sân cao dẫn đến mối lo về việc bảo dưỡng các chú "chim sắt" này để bảo đảm an toàn.

Lo sức khoẻ máy bay nằm sân dài ngày - Ảnh 1.
Lo sức khoẻ máy bay nằm sân dài ngày - Ảnh 2.

Hoạt động bảo dưỡng máy bay - Ảnh: Dương Ngọc

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết các dòng máy bay đều có quy trình bảo dưỡng theo quy chuẩn của nhà sản xuất cần phải tuân thủ nghiêm ngặt. Trong đó, phần chính là bảo dưỡng động cơ. Nhà sản xuất cũng có quy định cụ thể về khoảng thời gian phải khởi động lại động cơ.

Do dịch Covid-19, nhiều máy bay không hoạt động song các hãng hàng không vẫn phải chi một khoản tiền lớn cho việc bảo dưỡng, bảo trì máy bay. Nhiều máy bay trong quá trình dừng bay phải chuyển đến các sân bay vệ tinh để đỗ.

Hiện tại, khi dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt tại Việt Nam và cận kề Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các hãng hàng không nội địa đang tăng tốc để khôi phục mạng bay. Dự kiến cao điểm Tết này, các hãng khai thác trung bình hơn 1 ngàn chuyến bay nội địa/ngày, tăng 28% so với cùng kỳ Tết năm trước và ngày cao điểm nhất đạt tới 1,2 ngàn chuyến bay/ngày.

Để bảo đảm an toàn hàng không, Cục Hàng không Việt Nam trong tuần qua đã liên tiếp có 2 văn bản yêu cầu các hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng máy bay tiếp tiếp tục tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình bảo quản dừng bay.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống nhận định đây là động thái kịp thời của Cục và các hãng hàng không cần nghiêm túc tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng không.

Với số lượng máy bay bảo quản dừng bay tiếp tục tăng cao, nhằm giảm thiểu rủi ro do bảo quản dừng bay, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện luân chuyển máy bay khai thác để đảm bảo việc bảo quản dừng bay không quá 1 tháng. Trường hợp máy bay thực hiện bảo quản dừng bay trên 1 tháng do hỏng hóc, sự cố, không đủ cấu hình, hãng hàng không phải báo cáo Cục và được Cục chấp thuận.

Cục trưởng yêu cầu các hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng thường xuyên theo dõi và cập nhật các quy định, hướng dẫn của nhà sản xuất về bảo quản dừng bay và phải triệt để tuân thủ. Đồng thời, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng trong quá trình bảo quản dừng bay, khắc phục ngay các hiện tượng bất thường.

Sau đó, Cục Hàng không Việt Nam ra thêm văn bản yêu cầu các hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng máy bay tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường nhằm nâng cao an toàn trong quá trình bảo quản dừng bay, đồng thời thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất khi đưa máy bay vào thực hiện bảo quản dừng bay và kiểm tra trong quá trình dừng bay.

Khi thực hiện bảo quản dừng bay trên 1 tháng, hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng thực hiện bọc, bịt các khe hở bên ngoài máy bay đảm bảo tránh nước, côn trùng, vật ngoại lai xâm nhập gây hỏng hóc các chi tiết máy bay. Tiến hành làm sạch bề mặt, bôi chất chống gỉ bảo vệ bề mặt đường ống thủy lực và các chi tiết trên phanh, bánh xe (bolt, nut, connector) khi máy bay bắt đầu thực hiện bảo quản dừng bay.

Trong quá trình bảo quản dừng bay, định kỳ hàng tuần phải thực hiện các biện pháp kiểm tra tăng cường.

Cụ thể, cần kiểm tra, tháo, mở bọc bịt động cơ để thông thoáng, trừ trường hợp trời mưa hoặc độ ẩm không khí quá cao (trên 90%). Khởi động động cơ phụ và vận hành hệ thống điều hòa. Tăng áp, kiểm tra mức dầu hệ thống thủy lực, thực hiện kiểm tra vận hành hệ thống điều khiển bay.

Cục hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng cần thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của nhà sản xuất khi đưa máy bay trở lại khai thác, đồng thời thực hiện các biện tăng cường: Thực hiện kiểm tra và bôi trơn tất cả các cơ cấu dẫn động các hệ thống van điều khiển trên động cơ V2500, CFM 56 trong trường hợp máy bay đã bảo quản dừng bay trên 15 ngày; làm sạch các cảm biến, đường ống hệ thống dữ liệu khí. Tất cả các công việc phải thực hiện theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thời gian gần đây đã xảy ra vụ tai nạn liên quan đến hãng hàng không Sriwijaya Air, Indonesia khiến toàn bộ 62 hành khách thiệt mạng. Nhà chức trách hàng không Indonesia cho biết chiếc Boeing 737-500 mang số hiệu SJ 182 rơi xuống biển đã gần 27 năm tuổi và đã ngừng hoạt động 9 tháng do dịch Covid-19.

Xem thêm: mth.76833912142101202-yagn-iad-nas-man-yab-yam-eohk-cus-ol/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lo "sức khoẻ" máy bay nằm sân dài ngày”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools