Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS
Một quan chức cấp cao nói với Hãng tin Reuters rằng sắc lệnh mới của ông Biden, ngoài việc hoàn thiện kế hoạch Buy American, sẽ đảm bảo minh bạch hóa các trường hợp được miễn trừ, đồng thời giới thiệu một vị trí cấp cao mới tại Nhà Trắng chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình này.
Theo quan chức trên, mục đích của sắc lệnh mới nhằm lợi dụng sức mua chính phủ để thúc đẩy sản xuất nội địa, tạo ra thị trường cho các loại công nghệ tiên tiến.
Buy American là kế hoạch phân phối 600 tỉ USD từ ngân sách của chính phủ liên bang để mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.
Việc củng cố sản xuất của Mỹ được xem là vấn đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Biden.
“Mỹ chi khoảng 600 tỉ USD/năm cho các hợp đồng. Số tiền này cũng có thể đóng góp để hồi sinh sức mạnh công nghiệp của chúng ta, đồng thời giúp tạo ra thị trường cho các loại công nghệ mới”, nguồn tin quan chức của Reuters nói.
Theo nguồn tin trên, sắc lệnh của ông Biden sẽ yêu cầu các cơ quan liên bang xem lại quy định nguồn gốc xuất xứ, ngăn các công ty nhập khẩu phần lớn linh kiện và chỉ gia công đơn giản để bán như là hàng của Mỹ.
Ngoài ra, sắc lệnh này được cho là sẽ đặt ra hạn chót 180 ngày cho giới quản lý nhằm chốt hạ các thay đổi trong Buy American, đồng thời tạo ra một trang mạng mới để bảo đảm tính minh bạch về bất cứ trường hợp miễn từ nào.
"Ông ấy không chấp nhận ý kiến phiến diện rằng tự động hóa, toàn cầu hóa có nghĩa là chúng ta không thể có công việc lương cao ở Mỹ", nguồn tin của Reuters nói về Tổng thống Biden.
Khi được hỏi liệu sắc lệnh này có thể bị xem là theo chủ nghĩa bảo hộ hay không, vị quan chức trên khẳng định sắc lệnh hoàn toàn phù hợp cam kết của Mỹ đối với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tìm tới các quốc gia khác có giá nhân công rẻ hơn và các quy định môi trường lỏng lẻo hơn trong nhiều thập kỷ qua. Điều này đã đẩy Mỹ vào tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19, đặc biệt là về sản phẩm y tế.
Trung Quốc đã soán ngôi công xưởng thế giới của Mỹ vào năm 2010 và đóng góp 28% trong tổng sản lượng toàn cầu trong năm 2018, theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc.
Các chuyên gia nhận định việc tái tạo và xây dựng thêm các chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của Mỹ.
Thâm hụt thương mại của Mỹ đã lên đến 68 tỉ USD trong tháng 11-2020 - mức cao nhất trong vòng 14 năm qua.
Nhập khẩu tăng mạnh đã lấn át hoạt động xuất khẩu của Mỹ. Trong khi doanh nghiệp tại Mỹ phải lấy sản phẩm ngoại để bán, các nhà máy nội địa cũng phụ thuộc vào nguồn linh kiện nhập khẩu.
TTO - Thông tin từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24-1 đã điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bày tỏ mong muốn củng cố quan hệ hai nước.
Xem thêm: mth.86405708152101202-ym-gnah-aum-hcaoh-ek-yad-cuht-hnel-cas-ar-ib-nauhc-nedib-gnoht-gnot/nv.ertiout