vĐồng tin tức tài chính 365

Chương trình tư vấn trực tuyến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: 'Sát thủ vô hình'

2021-01-26 11:08

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Còn được gọi với cái tên là "sát thủ thầm lặng. Nó nguy hiểm như thế nào?

Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh suy sụp về tinh thần vì phải điều trị suốt đời.

Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, Trung tâm Truyền thông Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) phối hợp với công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn "Hiểu đúng – Sống khoẻ" với chủ đề Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: "Sát thủ vô hình" trên trang Fanpage và Youtube của Bệnh viện, theo dõi tại: https://youtu.be/gPZbWX0YnfU

Chương trình cung cấp kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, tầm quan trọng của việc phát hiện sớm. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng chỉ ra các dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – Sát thủ thầm lặng

Thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm toàn cầu có hơn 400 triệu người được phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Ở Việt Nam, theo một số kết quả nghiên cứu dịch tễ học, tỉ lệ mắc COPD là 4,1% ở người trên 40 tuổi và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

Theo TS BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV ĐHYD TPHCM: "COPD còn được gọi với cái tên là "sát thủ thầm lặng". Trên thế giới, trung bình cứ 10 giây lại có 1 người bệnh COPD tử vong, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam, COPD có tỉ lệ tử vong còn cao hơn tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông".

Chương trình tư vấn trực tuyến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Sát thủ vô hình - Ảnh 2.

Tại Việt Nam, COPD có tỉ lệ tử vong còn cao hơn tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông - Ảnh: BV

Biểu hiện của COPD thường không dễ phát hiện. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường ho dai dẳng, khạc đờm, thường là khạc đờm trắng kéo dài từ năm này qua năm khác kèm triệu chứng khó thở, cơ thể mệt mỏi. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh bỏ qua, tuy nhiên đây lại là các triệu chứng báo động khiến người bệnh phải nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuẩn đoán kịp thời. Thực tế cho thấy, đa số người bệnh thường đến khám khi bệnh diễn tiến nặng. Lúc này, các bác sĩ cần phải đưa ra các phác đồ điều trị lâu dài và phần lớn người bệnh phải điều trị suốt đời.

Nguyên nhân chính là do hút thuốc lá

Về nguyên nhân, bệnh COPD do tình trạng tổn thương gây tắc nghẽn các đường dẫn khí trong phổi. Các tổn thương này xảy ra khi cơ thể thường xuyên hít phải các chất kích thích có hại trong thời gian dài. Khói thuốc lá, khói bếp, không khí ô nhiễm, hóa chất, bụi bặm hay tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên lúc tuổi còn nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc COPD. Trong đó, hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động là tác nhân gây bệnh lớn nhất.

Các triệu chứng của COPD sẽ được cải thiện khi người bệnh ngừng hút thuốc lá, dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, đây là một bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời. Tình trạng khó thở và mệt mỏi không biến mất hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và sinh hoạt, làm việc gần giống người bình thường.

Chương trình tư vấn trực tuyến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Sát thủ vô hình - Ảnh 3.

TS BS. Nguyễn Như Vinh khám cho bệnh nhân - Ảnh: BV

TS BS. Nguyễn Như Vinh chia sẻ thêm: "Không bao giờ quá trễ để bỏ thuốc lá. Chức năng hô hấp của người bệnh COPD sụt giảm hằng năm như một chiếc xe đang lao xuống dốc. Bỏ thuốc lá có tác dụng như một cái thắng (phanh) để chiếc xe này lao chậm lại. Đây được xem là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh COPD. Nếu một người bệnh bị COPD mà không bỏ được thuốc lá thì việc điều trị sẽ bị hạn chế rất nhiều".

Có thể thấy, COPD như một "lưỡi hái tử thần" cho những ai chủ quan trước các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Phương pháp tốt nhất để phòng tránh là hãy tạo một môi trường sống trong lành, không khói thuốc lá và bụi bặm. Nên thiết lập một chế độ thể dục thể thao tốt cho lá phổi. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm, giúp quá trình điều trị được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Xem thêm: mth.89624246152101202-hnih-ov-uht-tas-hnit-nam-nehgn-cat-iohp-hneb-neyut-curt-nav-ut-hnirt-gnouhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chương trình tư vấn trực tuyến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: 'Sát thủ vô hình'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools