vĐồng tin tức tài chính 365

Những dấu hiệu đáng ngại dần xuất hiện thị trường chứng khoán Mỹ

2021-01-26 12:54
Những dấu hiệu đáng lo tràn ngập thị trường chứng khoán Mỹ - Ảnh 1.

Cửa hàng GameStop. (Ảnh: Getty Images).

Giao dịch đầu cơ đối với một số cổ phiếu và quyền chọn biến động giá nhanh chóng có thể đang báo hiệu thị trường đã tiến rất gần đến đỉnh. Tuy nhiên, thị trường giá lên có thể sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nữa, được thúc đẩy bởi triển vọng về nền kinh tế phục hồi và núi tiền mà Cục dự trữ liên bang (Fed) bơm ra.

Ông Julian Emanuel, người đứng đầu bộ phận chứng khoán phái sinh tại BTIG cho biết sự gia tăng rầm rộ của giao dịch mua quyền chọn và một số cổ phiếu tăng giá vùn vụt rất giống với giai đoạn ngay trước cuộc sụp đổ của bong bóng công nghệ năm 2000.

Theo ông Emanuel, nếu thị trường tiếp tục hoạt động như trên thì rất có thể chỉ số S&P 500 sẽ tăng đến 5.047 điểm trước khi thị trường giá lên kết thúc. Đóng cửa phiên 25/1, S&P tăng 0,4% lên 3.855 điểm.

Hầu hết chuyên gia Phố Wall kỳ vọng chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục lên cao trong năm 2021. Khảo sát của CNBC cho thấy ước tính trung bình là chỉ số S&P 500 kết năm ở mức 4.100 điểm. Nhưng rất nhiều chuyên gia dự đoán thị trường sẽ có ít nhất một nhịp thoái lui.

Ông Emanuel cảnh báo thị trường chứng khoán Mỹ có thể giảm 10 đến 15% bất cứ lúc nào: "Mức độ đầu cơ hiện nay khiến chúng tôi đi đến kết luận rằng nhà đầu tư nhỏ lẻ đang cực kỳ lạc quan về thị trường tổng thể giống như những gì chúng ta chứng kiến 20 năm qua. Sự lạc quan cộng với mức định giá cao như hiện nay là công thức cho khả năng thị trường tăng giá chóng mặt dẫu có sự suy giảm tạm thời".

Bank of America cũng không cho rằng bong bóng thị trường sẽ sớm tan vỡ. "Ngay cả chỉ số của nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thời gian qua vẫn còn kém xa hiệu suất trong các bong bóng trước đây".

"Nasdaq tăng 96% trong ba năm trở lại đây. Hồi năm 2000, Chỉ số này nhảy vọt 201% khi lên đến đỉnh (sau đó sụt 72%). Chỉ số S&P 500 mới đi lên 44%, thấp hơn nhiều mức tăng 98% cuối thập niên 90. Chỉ số thị trường thế giới MSCI không tính Mỹ vẫn đi ngang so với ba năm trước, vậy nên chứng khoán chưa có bong bóng".  

Cơn sốt bán non

Các giao dịch đầu cơ cao tại một số cổ phiếu như GameStop đang khiến một số nhà đầu tư hoảng hốt, gây ra lo lắng rằng một số bộ phận của thị trường đã tách rời khỏi nguyên lý cơ bản và có thể giáng đòn mạnh vào thị trường chung khi cơn sốt kết thúc.

Phiên 25/1, cổ phiếu chuỗi cửa hàng bán lẻ game GameStop có lúc leo lên hơn 140%, chạm mức 150 USD. Một nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ tích cực hoạt động trên các phòng chat online quyết tâm đẩy lùi phe bán khống bằng cách tạo ra tình thế bán non với cổ phiếu GameStop.

Bán khống là hành động đi vay cổ phiếu để bán ở hiện tại rồi sau đó đi mua cổ phiếu để trả lại. Nếu giá cổ phiếu đi xuống, giá mua lại sẽ nhỏ hơn giá bán, từ đó người bán khống sẽ được lợi.

Ngược lại, nếu giá cổ phiếu tăng mạnh, một số nhà bán khống sẽ phải từ bỏ ý định ban đầu và mua cổ phiếu với giá cao hơn để trả lại, càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu. Tình huống này chính là bán non (short squeeze).

Một nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ đã cố tình đẩy giá GameStop lên cao chót vót, buộc những tay bán khống phải đóng vị thế của mình để cắt lỗ.

Kết thúc phiên giao dịch điên cuồng, GameStop tăng 18% so với phiên hôm trước lên 76,79 USD/cp. GamesStop đang bị bán khống mạnh và là một trong nhiều cổ phiếu bị nhắm đến.

Những dấu hiệu đáng lo tràn ngập thị trường chứng khoán Mỹ - Ảnh 2.

Ông Scott Redler, Giám đốc của T3Live.com cho biết: "Trong vài ngày qua, nhà đầu tư nhỏ lẻ đang đổ dồn vào một số cổ phiếu bị bán khống mạnh nhất để tạo ra đợt bán non cuối cùng". GameStop là cái tên được yêu thích trên nhóm Phố Wall của mạng xã hội Reddit.

Những cổ phiếu khác bị cuốn vào cơn sốt là các chuỗi bán lẻ AMC, Bed Bath and Beyond và Nordstrom.

Giám đốc đầu tư Mark Hackett của Nationwide cho biết: "Các dấu hiệu của sự tăng trưởng nóng tiếp tục khiến nhà đầu tư phải quan ngại. Thị trường đang ở gần mức cao kỷ lục theo nhiều thước đo định giá. Các dấu hiệu khác của sự lạc quan cực độ bao gồm tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua, chênh lệch tín dụng và các chỉ báo động lượng".

Ông Redler đồng tình: "Rõ ràng trên thị trường đã xảy ra một số tình trạng vượt quá giới hạn, khiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không hiểu nổi".

Đổ xô vào quyền chọn mua

Nhà đầu tư đang đổ xô vào các quyền chọn mua với tốc độ kỷ lục đối với các cổ phiếu riêng lẻ và đã được thưởng khi hành động này thúc đẩy người khác mua cổ phiếu.

Ông Emanuel, người đứng đầu bộ phận chứng khoán phái sinh tại BTIG nhận xét: "Hiệu ứng mạng lưới của truyền thông xã hội đã khuếch đại hiện tượng từng xảy ra năm 1999 và 2000: nhà giao dịch theo ngày (day trader) có thể đẩy giá một vài cổ phiếu lên cao hơn. Những người giao dịch theo ngày làm việc này thông qua công cụ quyền chọn ngắn hạn".

"Theo thời gian hành động trên sẽ khiến giá cổ phiếu công nghệ và giá trị tăng quá mức. Hiện tượng này đang xảy ra ngay bây giờ trong các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn".

Ông Emanuel cảnh báo nếu kiểu động lực trên tiếp diễn thì thị trường sẽ hoàn toàn rơi vào giai đoạn điên cuồng.  

Ông nói thêm rằng ngay cả nếu xảy ra nhịp điều chỉnh, xu hướng thị trường tăng giá có vẻ còn lâu mới kết thúc. Nếu S&P 500 vượt qua mức 5.000 điểm thì tương ứng với chỉ số P/E tăng từ 23 lên 30. Trong bong bóng công nghệ và năm 1929, chỉ số P/E của thị trường chứng khoán Mỹ là 33.

Giám đốc đầu tư Peter Boockvar của Bleakley Advisory Group kết luận: "Thị trường đã quay về năm 1999. Tôi chỉ không biết là chúng ta đang ở tháng nào của năm".

Xem thêm: mth.8523111162101202-ym-naohk-gnuhc-gnourt-iht-neih-taux-nad-iagn-gnad-ueih-uad-gnuhn/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những dấu hiệu đáng ngại dần xuất hiện thị trường chứng khoán Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools