vĐồng tin tức tài chính 365

Các tập đoàn tư nhân đẩy mạnh đầu tư vào cảng nước sâu

2021-01-28 14:08

Các tập đoàn tư nhân đẩy mạnh đầu tư vào cảng nước sâu

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh Hải Phòng về việc giao cho Công ty cổ phần tập đoàn Hateco đầu tư xây dựng hai bến số 5 và 6 Khu bến cảng nước sâu Lạch Huyện - Hải Phòng. Nếu đề xuất này được Chính phủ chấp thuận, Hateco được xem là một trong những tập đoàn tư nhân Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này, vốn chỉ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài lớn hoặc liên doanh.

Công ty cổ phần tập đoàn Hateco đang đề nghị đầu tư vào cảng nước sâu Lạch Huyện, sau khi đã đầu tư thành công trong lĩnh vực logistics. Ảnh: Hateco

Trên thực tế, CTCP tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên đầu tư vào cảng nước sâu Dung Quất để đón tàu có trọng tải 200.000 DWT phục vụ cho hoạt động vận tải nguyên liệu (quặng sắt, thép...).  Tuy nhiên, quy mô và tính chất của cảng này chủ yếu phục vụ cho hoạt động của tập đoàn, chưa mở rộng ra các hoạt động logistics rộng rãi hơn.

Dự án có quy mô 47 ha.

Đầu tư xây dựng 2 bến cập tàu có tổng chiều dài tuyến mép bến là 750m, có khả năng tiếp nhận cỡ tàu 100.000 DWT (8.000 TEU); hệ thống kho bãi; hạ tầng phục vụ cảng; khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải công cộng Lạch Huyện.
Vốn đầu tư dự án là 6.425,212 tỉ đồng; giai đoạn I (từ năm 2020 - 2025) là 6.072,9 tỉ đồng; giai đoạn II (từ năm 2030 và sau 2030) là 352,2 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 15%, vốn huy động hợp pháp chiếm 85%.

Do đó, việc Hateco – công ty mẹ của Hateco Logistics (trụ sở tại Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) – lập dự án đầu tư vào bến số 5 và bến số 6 cảng nước sâu Lạch Huyện được xem như doanh nghiệp tư nhân trong nhóm đầu muốn xác lập vị trí kinh doanh tại khu vực vốn chỉ dành cho các nhà đầu tư FDI và doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Cuộc đầu tư này xuất phát từ nhu cầu xuất nhập khẩu, vận tải biển xuyên đại dương của Việt Nam đi các nước ngày càng gia tăng về kích cỡ tài container, đòi hỏi hạ tầng các cảng mớn nước sâu hơn và bến lớn hơn .

Hiện cảng nước sâu Lạch Huyện đã có bến số 1 và bến số 2 do Công ty TNHH Cảng container quốc tế Hải Phòng (liên doan giữa Công ty Tân Cảng và nhà đầu tư Nhật) khai thác. Bến số 3 và 4 do CTCP cảng Hải Phòng khai thác.
UBND tỉnh Hải Phòng muốn được Bộ, ngành và Chính phủ cho chấp thuận đề xuất của nhà đầu tư để hình thành một cụm bến hàng hóa hiện đại trực tiếp đón các tàu mẹ đưa hàng hóa xuất khẩu đi tới châu Âu, Mỹ mà không phải trung chuyển qua các trung tâm logistics lớn trong khu vực để tiết giảm chi phí, gia tăng lợi thế cho hàng Việt.

Hai Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính đã thẩm định đề xuất của doanh nghiệp và tỉnh Hải Phòng, cho thấy Hateco có đủ khả năng thực hiện dự án vì là doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng, logistics, có vốn chủ sở hữu là 5104 tỉ đồng (hết năm 2019). Các chỉ số tài chính và lợi nhuận đều tích cực, có khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng dự án này. Do đó, các bộ đề xuất Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Xem thêm: lmth.uas-coun-gnac-oav-ut-uad-hnam-yad-nahn-ut-naod-pat-cac/342313/nv.semitnogiaseht.coaid

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các tập đoàn tư nhân đẩy mạnh đầu tư vào cảng nước sâu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools