Năm 2019, Singapore thu hút hơn 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Trong đó, Việt Nam nằm trong top 11 nước có lượng khách đến Singapore cao nhất với 592.000 lượt khách. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế đảo quốc sư tử này. Chính vì vậy, chính phủ cùng các tổ chức tại Singapore đã đề ra kế hoạch cụ thể, từng bước vực dậy du lịch Singapore và đã đạt được thành tích đáng kể
Thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Phục hồi Du lịch Singapore(TRAC)
Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 vừa bùng phát và bắt đầu lan rộng vào tháng 2, chính phủ Singapore đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Phục hồi Du lịch Singapore (TRAC). Lực lượng này quy tụ các nhà lãnh đạo ngành du lịch đến từ phía chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, như Tổng cục Du lịch Singapore, Hiệp hội Khách sạn Singapore, Hiệp hội Kinh doanh Orchard Road, Tập đoàn Sân bay Changi,... Việc thành lập cấp thiết này được mở ra với mong muốn có thể phối hợp thế mạnh của cả hai phía, cùng nhau phục hồi ngành du lịch Singapore.
Được biết, TRAC có 4 nhiệm vụ chính: khôi phục niềm tin và cung cấp sự đảm bảo cho người dân Singapore và du khách nước ngoài; kêu gọi các bên liên quan đến từ nhiều ngành để tham gia và hỗ trợ nỗ lực phục hồi; xây dựng năng lực cho ngành du lịch và xác định cơ hội trong bối cảnh hiện tại; phát triển một chiến lược phục hồi để tạo sự khác biệt cho Singapore với các đối thủ cạnh tranh.
Tái mở cửa nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp đồng loạt tăng sức chứa
Ngày 28/12/2020 vừa qua, Singapore bước vào giai đoạn 3 của quá trình phục hồi kinh tế, bắt đầu mở cửa trở lại, tăng sức chứa với nhiều doanh nghiệp du lịch, các điểm tham quan, biểu diễn trực tiếp. Điều này đã giúp các doanh nghiệp bớt một phần gánh nặng kinh tế sau khoảng thời gian phải tạm ngưng dich vụ vì COVID-19.
Cụ thể, ngoài việc gỡ bỏ hạn chế biên giới và tái mở cửa nền kinh tế, chính phủ Singapore đã tổ chức các sự kiện với quy mô đám đông tăng dần. Sức chứa của các sự kiện MICE và các buổi biểu diễn trực tiếp trong nhà được tăng lên đến 250 người, chia ra mỗi khu vực tối đa 50 người. Ngoài ra, sức chứa của các điểm tham quan cũng tăng từ 50% lên 65%.
Nỗ lực tăng dần quy mô đám đông nhưng đồng thời vẫn đặt sức khỏe cộng đồng làm ưu tiên đã góp phần khẳng định Singapore là nơi tổ chức sự kiện an toàn hàng đầu của thế giới.
Thí điểm mô hình sự kiện hybrid kết hợp trực tiếp - trực tuyến
Cũng trong thời điểm này, chính phủ Singapore nói chung cũng như STB nói riêng cũng triển khai lộ trình mới nhất là mô hình sự kiện kết hợp (hybrid), giúp mở rộng biện pháp để những nhà tổ chức sự kiện MICE có thêm năng lực và khả năng thích ứng.
Bài phát biểu chào mừng được sử dụng công nghệ không gian ba chiều bởi ông Christian Göke, Giám đốc Điều hành Messe Berlin GmbH tại sự kiện TravelRevive
"Khi mô hình sự kiện kết hợp (hybrid) được đưa vào triển khai thuận lợi, các nhà tổ chức cần phải suy nghĩ về việc làm thế nào để thu hút đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến trên các phương tiện truyền thông đại chúng", ông Arlando chia sẻ.
Tiếp tục tổ chức các sự kiện MICE an toàn bằng khung quản lý rủi ro sự kiện
Tháng 7 vừa qua, STB đã phát triển khung quản lý rủi ro sự kiện để thí điểm các sự kiện B2B lên đến 50 người tham dự, dựa trên các biện pháp quản lý an toàn nghiêm ngặt. Cụ thể, trong giai đoạn 3 của quá trình mở cửa, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng dịch trước-trong-sau sự kiện, các nhà tổ chức cũng phải kiểm soát mật độ đám đông, hạn chế khả năng các đại biểu tiếp xúc gần (không quá 50 người ở cùng một khu vực, giữ khoảng cách 3m giữa sân khấu và khán đài, v.v.) cũng như đảm bảo vệ sinh dịch tễ ở nơi tổ chức.
Ngoài ra, một lịch trình an toàn cũng đã được thử nghiệm với các đại biểu tới dự sự kiện TravelRevive. Những lịch trình này bao gồm các chuyến tham qua ảo và hoạt động thực tế, không chỉ tuân thủ các hướng dẫn về quản lý an toàn hiện hành mà còn mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho khách du lịch.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.26772230182101202-oaht-ioh-hcil-ud-hnagn-cuhp-iohk-yad-cuv-ed-eropagnis-auc-cul-on/nv.zibefac