Sau phiên bán sàn không ai mua hôm qua, thị trường gần như cầm chắc sẽ tiếp tục bị bán tháo đầu phiên hôm nay. Diễn biến kiểu này không mới và các nhà đầu cơ đã giăng sẵn lưới.
Một đợt bán không quá lớn xuất hiện đầu phiên. Tín hiệu là giá dự kiến mở cửa của các cổ phiếu tuy có giảm nhưng không phải ở mức sàn. Áp lực bán sau đó kéo VN-Index giảm mạnh tiếp, nhưng không còn đà bán tháo trên diện rộng như phiên hôm qua.
Sự hồi phục nhanh chóng xuất hiện khi dòng tiền mua trở lại, các cổ phiếu hồi phục đưa sắc xanh càng lúc càng lan rộng. Số cổ phiếu nằm sàn giảm đáng kể trong sáng nay trong khi số lượng cổ phiếu tăng ngày càng lớn, đưa chỉ số nhanh chóng vượt tham chiếu. Dù thị trường vẫn còn rung lắc nhưng xu hướng đi lên đã ổn định hơn.
VN30 ngay từ đầu phiên chỉ còn duy nhất ROS nằm sàn và dư bán hơn 39 triệu đơn vị. Các mã còn lại tăng tốt thậm chí một số mã lớn còn tăng trần góp công trong việc kéo mạnh chỉ số.
Ngược với ROS, nếu lượng khớp của ROS khá khiêm tốn so với lượng chất bán thì FLC vẫn được mua bán với khối lượng cao nhất trên HSX (55,6 triệu đơn vị được khớp) mặc dù cổ phiếu này vẫn nằm sàn tương tự ROS.
Ở nhóm ngân hàng, OCB sau bị đạp mạnh trong phiên chào sàn hôm qua khi giảm tới 19,87% giá trị thì hôm nay đã tăng trần 6,8% tuy nhiên vẫn chưa đủ lấy lại những gì đã mất. Dù vậy, nhà đầu tư bắt đáy cổ phiếu này hôm qua cũng đã nhanh chóng có lãi lớn sau 1 phiên.
PNJ khớp hơn 200.000 cổ phiếu ở giá trần trong phiên ATC đã đưa cổ phiếu này chốt phiên tăng trần 6,95%.
Đến cuối phiên, VN30 điểm danh 4 mã tăng trần gồm FPT, VHM, VNM và PNJ. Ngoài ROS sàn từ đầu phiên, SAB và EIB cũng nằm sàn sau phiên ATC được khớp khối lượng lớn. Đặc biệt EIB khớp hơn 1,2 triệu đơn vị ở giá sàn, chiếm hơn 1 nửa khối lượng khớp trong cả phiên hôm nay. Đây là phiên giao dịch của các quỹ ETFs xây dựng danh mục dựa trên chỉ số VN30 như VFMVN30, SSIAM VN30 và MAFM VN30. Hôm nay là phiên cuối cùng để các quỹ này hoàn tất tái cơ cấu danh mục khi rổ VN30 mới bắt đầu có hiệu lực vào đầu tuần sau. Thay vào đó, VN30 sẽ bổ sung thêm BVH, PDT và TPB.
Với nhịp giảm đầu phiên hôm nay còn sâu hơn phiên hôm qua, nhà đầu tư nếu bắt đáy chính xác thì đã nhanh chóng có lãi ngay khi nhịp hồi trở lại. Có mã biên độ giao động giữa đáy và đỉnh trong phiên lên tới 13-14%, giá chốt phiên nhà đầu tư đã có lãi ngay nếu bắt đúng đáy. Ví dụ với VHM, cổ phiếu này nếu bắt đúng đáy ở nhịp giảm xuống 84.000 đầu phiên, chốt phiên ở mức kịch sàn thì nhà đầu tư đã lãi 11,3%. Tương tự, mức lãi tạm tính hôm nay của nhiều bluechips khác là MWG (11,5%), SSI (10,8%), PNJ (10,8%)… Các thông tin công bố về kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực ở những mã lớn như VHM, MWG đã góp phần tạo tâm lý cho nhà đầu tư vào tiền. Tuy nhiên, mức lãi này có được duy trì đến T+3 hay không vẫn còn chờ lời giải đáp của thị trường trong tuần tới.
Tổng giá trị khớp lệnh trên cả hai sàn trong phiên hôm nay vẫn chưa chạm tới ngưỡng 17 nghìn tỷ, tuy nhiên ở mặt tích cực, nhà đầu tư ngoại đã vào tiền mạnh trong phiên hôm nay. Khối ngoại đã bơm 2.623 tỷ vào thị trường và rút ra 1.515 tỷ, tương đương mức mua ròng hơn 1.108 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 1.799 tỷ đồng. Đây là mức mua ròng cao kỷ lục trong hơn 4 tháng qua. MWG được nước ngoài mua mạnh trong phiên hôm nay với 6,3 triệu đơn vị trong khi tiếp tục xả mạnh HPG.
Độ rộng thị trường hôm nay đã nghiêng hẳn về bên mua, số cổ phiếu nằm sàn dần giảm bớt và nhường lại sắc xanh cho thị trường. Trên cả 2 sàn chỉ còn 158 mã giảm trên 527 mã tăng giá.
Khép lại một tuần giao dịch nhiều cảm xúc, VN-Index chốt tuần ở mốc 1.056,61 điểm, tương đương 32,67 điểm (+3,19%) với sự đóng góp mạnh mẽ từ VIC, VHM, VNM, VCB, BID; HNX tăng 11,17 điểm (+5,50%) lên 214,21 điểm. Tính ra sau 5 phiên giao dịch trong tuần, VN-Index đã bay mất hơn 100 điểm trong khi HNX-Index cũng mất hơn 25 điểm.
Xem thêm: mth.13974345192101202-0t-mad-ial-ut-uad-ahn-pahc-iaig-gnah-toh/nv.ymonocenv