vĐồng tin tức tài chính 365

Luật Hải cảnh Trung Quốc đi ngược với luật pháp quốc tế

2021-01-30 09:27

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) dự kiến kết thúc vào cuối năm nay, Trung Quốc mới đây đã ban hành Luật Hải cảnh đầy tranh cãi. 

Bộ luật cho phép lực lượng hải cảnh nước này được “thực hiện mọi biện pháp cần thiết trong đó bao gồm việc sử dụng vũ khí” khi cái mà TQ gọi là “chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và tài phán bị các tổ chức và cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp trên biển”.

Theo Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), động thái trên của Trung Quốc gây bất lợi cho an ninh khu vực, vi phạm luật pháp quốc tế, cản trở các cuộc đàm phán COC và sẽ làm gia tăng thêm vòng xoáy căng thẳng và leo thang ở Biển Đông.

Luật Hải cảnh Trung Quốc đi ngược với luật pháp quốc tế - ảnh 1
Một tàu hải cảnh Philippines lướt qua tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tập trận tìm kiếm và cứu nạn chung giữa lực lượng hải cảnh Philippines và Mỹ gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông hồi tháng 5-2019. Ảnh: AFP

Đi ngược với luật pháp quốc tế

Luật Hải cảnh của Trung Quốc đặt ra một số vấn đề đáng chú ý vì nó rất có khả năng đi ngược lại một số quy phạm và nghĩa vụ luật quốc tế.

Thứ nhất, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất được ghi nhận trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nói chung là sử dụng đại dương vì mục đích hòa bình và không sử dụng vũ lực. 

Tất cả các bên tham gia Công ước, bao gồm cả Trung Quốc, phải tuân thủ nguyên tắc này và không được sử dụng bất kỳ biện pháp vũ lực và quân sự nào vượt quá những gì hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Các quốc gia không được sử dụng bất kỳ thực lực quân sự nào và sử dụng vũ lực để đe dọa bất kỳ quốc gia nào trong khu vực lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền.

Thứ hai, có một số nghĩa vụ theo UNCLOS trong khu vực biển chưa được phân định. Điều 74 (3) và 83 (3) của Công ước quy định rằng các quốc gia, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, sẽ cố gắng hết sức để tham gia vào các thỏa thuận tạm thời có tính chất thực tế và trong gian đoạn chuyển tiếp, không gây nguy hiểm hoặc cản trở việc đạt được thỏa thuận cuối cùng.  Những thỏa thuận như vậy sẽ không ảnh hưởng đến sự phân định cuối cùng.

Bằng cách cho phép lực lượng tuần duyên nổ súng vào một tàu nước ngoài, Trung Quốc chắc chắn sẽ kích động leo thang. Điều này sẽ gây nguy hiểm và cản trở bất kỳ biện pháp nào hiện đang được thực hiện nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông.

Thứ ba, có lập luận cho rằng Luật Hải cảnh có thể được thực hiện phù hợp với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc. Bắc Kinh có lẽ đang đề cập đến “đường chín đoạn” đầy tranh cãi của họ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 mang tính bước ngoặt trong vấn đề Biển Đông khi đã khẳng định “đường chín đoạn” của Trung Quốc là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. 

Nói cách khác, bất kỳ biện pháp nào nhằm thực thi luật pháp của Trung Quốc trong một khu vực Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, theo luật pháp quốc tế, cũng sẽ là bất hợp pháp.

Cản trở cuộc đàm phán COC

Luật Hải cảnh của Trung Quốc cũng sẽ cản trở các cuộc đàm phán COC đang diễn ra giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. 

Đáng chú ý, mục tiêu chính của tất cả các bên đàm phán là duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực tranh chấp. Do đó, ít nhất COC phải đóng một vai trò quan trọng nhằm đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan không được đưa ra bất kỳ đe dọa vũ lực nào đối với các quốc gia có tranh chấp khác. 

Trong bất cứ trường hợp nào, việc Trung Quốc cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào bất kỳ tàu nước ngoài nào trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền cho thấy Bắc Kinh không có thiện chí trong việc đàm phán COC.

Ngay cả trước khi Trung Quốc ban hành bộ luật trên, các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đã rất gay gắt và thậm chí đe dọa đến các quốc gia có tuyên bố chủ quyền.

Hồi tháng 4-2020, tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát gần một giàn khoan ở Tây Capella do tập đoàn Petronas của Malaysia điều hành, làm gia tăng căng thẳng với chính phủ Malaysia. 

Luật Hải cảnh của Trung Quốc không chỉ làm tăng nguy cơ leo thang với các quốc gia Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, mà nó gần như chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ trong tương lai. 

Tiếp tục cuộc chiến công hàm

Trước tình hình trên, các quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông và các quốc gia khác có lợi ích tại khu vực cần có phản ứng mạnh mẽ đối với Luật Hải cảnh của Trung Quốc. 

Các nước nên phản đối mạnh mẽ thông qua một công hàm tới Bắc Kinh, khẳng định rằng luật pháp của Trung Quốc đang tạo ra nhiều mối đe dọa phi pháp và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực tranh chấp. Các nước có thể kêu gọi Trung Quốc sửa đổi hoặc thậm chí chấm dứt việc sử dụng bộ luật này. 

Nếu Luật Hải cảnh của Trung Quốc được thực thi, rất có thể sẽ có thêm sự leo thang hoặc thậm chí là một cuộc chiến công khai trên Biển Đông

Trước đó, đài ABC News hôm 27-1 cho biết Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã gửi công hàm phản đối về việc Trung Quốc thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào các tàu nước ngoài và gọi đó là “mối đe dọa chiến tranh”.

Ông Locsin thông báo trên Twitter rằng: “Sau khi xem xét, tôi đã gửi công hàm phản đối. Dù việc ban hành luật là quyền của quốc gia nhưng luật mà Trung Quốc vừa thông qua là lời đe dọa chiến tranh đối với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo”.

Xem thêm: lmth.836469-et-couq-pahp-taul-iov-cougn-id-couq-gnurt-hnac-iah-taul/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Luật Hải cảnh Trung Quốc đi ngược với luật pháp quốc tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools