vĐồng tin tức tài chính 365

Gần 30 máy bay Trung Quốc vừa hướng đến Đài Loan, USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông

2021-01-30 10:59
Gần 30 máy bay Trung Quốc vừa hướng đến Đài Loan, USS Theodore Roosevelt  tiến vào Biển Đông - Ảnh 1.

Một tiêm kích Đài Loan (trái) bay gần máy bay ném bom H6-K của Trung Quốc trên eo biển Đài Loan - Ảnh: AP

Chỉ vài ngày sau các động thái "nắn gân" của Trung Quốc, một nhóm tàu sân bay gồm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và các tàu khu trục hộ tống đã tiến vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ.

Đài CNN của Mỹ nhận định những hi vọng quan hệ Mỹ - Trung được cải thiện dưới thời ông Biden đã nhanh chóng bị xua tan trước các diễn biến tuần qua ở eo biển Đài Loan.

Tìm "lằn ranh đỏ" của Mỹ

Theo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan, liên tiếp trong hai ngày 23 và 24-1, Trung Quốc đã điều động tổng cộng 28 lượt máy bay các loại xâm nhập phía nam "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ) do Đài Bắc tự tuyên bố. Trong số này có 8 máy bay ném bom H-6K cùng các tiêm kích J-16, J-10 và Su-30, vốn là những máy bay hiện đại nhất trong biên chế Trung Quốc.

Hãng thông tấn AP của Mỹ đã gọi đây là "một cuộc phô trương vũ lực quy mô hiếm thấy" từ Bắc Kinh. Các vụ xâm nhập của máy bay quân sự Trung Quốc diễn ra gần như mỗi ngày sau đó nhưng số lượng máy bay ít hơn hai ngày kể trên.

Ông Carl Schuster, một cựu quan chức tại Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, không bất ngờ trước các động thái của Trung Quốc và cho rằng đây là một phần trong nỗ lực xác định "lằn ranh đỏ" của chính quyền Biden trong vấn đề Đài Loan.

Ông Tiehlin Yen, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh Đài Loan, tin rằng Trung Quốc đang tìm các con bài mặc cả mới với chính quyền Biden, thậm chí cảnh báo Washington nếu có ý định tăng cường hơn nữa quan hệ với Đài Bắc.

Một số báo đài phương Tây cho rằng động thái của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan là để đáp trả lại việc Mỹ mời bà Tiêu Mỹ Cầm, đại diện chính quyền Đài Bắc tại Mỹ, tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Biden. Nhận định này có phần đúng nhưng chưa đủ sâu, bởi có nhiều chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh đã chuẩn bị "phép thử" cho Mỹ từ lâu.

Ngay trước lễ nhậm chức của ông Biden, các quan chức cấp cao tại Bắc Kinh đã tổ chức một cuộc họp trong hai ngày 17 và 18-1 bàn về chính sách với Đài Loan.

Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, đồng thời là nhân vật quyền lực thứ 4 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc - ông Uông Dương - đã đưa ra một phát biểu đáng chú ý: "Trung Quốc sẽ không cho phép bất kỳ cá nhân hoặc lực lượng nào tách Đài Loan khỏi Trung Quốc theo bất kỳ cách nào".

Đó là một sự ám chỉ rõ ràng đến Mỹ.

Đáng lo ngại hơn, theo báo Nikkei Asia của Nhật Bản, xuyên suốt các văn bản sau cuộc họp không hề đề cập tới cụm từ "thống nhất hòa bình" với Đài Loan. "Việc bỏ cụm từ đó đương nhiên ám chỉ một khả năng khác: thống nhất bằng vũ lực", Nikkei Asia nêu nhận định.

Mỹ "cam kết vững chắc" với Đài Loan

Theo ông Schuster, "các bước tiếp theo từ Trung Quốc có thể bao gồm tập trận lớn gần đảo Đài Loan hoặc trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng có thể cử lực lượng ngăn chặn tàu nước ngoài trên danh nghĩa thực thi Luật hải cảnh vừa mới có hiệu lực".

Những động thái này có thể khiến khu vực căng thẳng ngay trong đầu năm 2021 nhưng Bắc Kinh dường như đã đạt được mục đích của "phép thử" trước cách phản ứng của Mỹ.

Việc xem nhóm tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông là một hành động đáp trả của Washington thì rất khiên cưỡng. Các hoạt động dạng này thường được lên lịch từ lâu, trước khi ông Biden nhậm chức. Nếu loại trừ yếu tố này ra, chính quyền của ông Biden hầu như không có động thái đáp trả Trung Quốc trên thực địa.

Mọi phản ứng đều được thể hiện bằng phát ngôn của Bộ Ngoại giao và mới nhất là Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 28-1. Trong khi Lầu Năm Góc cam kết sẽ tiếp tục các nghĩa vụ với Đài Loan, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh các cam kết của Washington đối với Đài Bắc "rất vững chắc".

"Chúng tôi sẽ duy trì các cam kết đã có từ lâu và được nêu trong Đạo luật quan hệ Đài Loan, 3 thông cáo chung với Trung Quốc và 6 đảm bảo cho Đài Loan" - Lầu Năm Góc nêu.

Việc nhắc đến Đạo luật quan hệ Đài Loan và "6 đảm bảo" là thông điệp hai tầng nghĩa, trong đó thông điệp trấn an gửi tới Đài Bắc, còn thông điệp cảnh báo còn lại hướng tới Bắc Kinh.

Cây bút Katsuji Nakazawa của Nikkei Asia nhận xét trước mắt chính quyền Biden đang có cách tiếp cận cứng rắn hơn chính quyền Barack Obama trong vấn đề Đài Loan, song lại mềm dẻo hơn chính quyền Donald Trump.

Cách tiếp cận này có thể chỉ mang tính tức thời, do Tổng thống Biden cần tập trung giải quyết đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Mỹ.

"6 đảm bảo", "3 thông cáo chung" là gì?

"6 đảm bảo" được đưa ra vào năm 1982 nhưng chỉ mới được giải mật, công bố hồi tháng 8-2020.

Trong đó, Washington cam kết (i) Không ấn định ngày chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan; (ii) Không tham vấn với Trung Quốc về việc bán vũ khí cho Đài Loan; (iii) Mỹ không đóng vai trò hòa giải giữa Trung Quốc và Đài Loan; (iv) Mỹ sẽ không rút hoặc chỉnh sửa Đạo luật quan hệ Đài Loan; (v) Không gây áp lực để Đài Loan tham gia đàm phán với Trung Quốc; (vi) Mỹ không thay đổi lập trường về chủ quyền liên quan Đài Loan.

"3 thông cáo chung về Đài Loan" là 3 văn bản được Mỹ và Trung Quốc lần lượt ký kết vào các năm 1972, 1979 và 1982. Đây là cơ sở để hai bên bình thường hóa quan hệ, trong đó Mỹ thừa nhận Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nguyên tắc "một Trung Quốc".

Lầu Năm Góc cam kết hỗ trợ Đài Loan sau đe dọa Lầu Năm Góc cam kết hỗ trợ Đài Loan sau đe dọa 'chiến tranh' của Trung Quốc

TTO - 'Chúng tôi có nghĩa vụ hỗ trợ Đài Loan tự vệ và tôi nghĩ thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến điều đó', phát ngôn viên John Kirby của Lầu Năm Góc nhấn mạnh. Trung Quốc trước đó dọa sẽ có chiến tranh nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.

Xem thêm: mth.73470458003101202-gnod-neib-oav-neit-tlevesoor-erodoeht-ssu-naol-iad-ned-gnouh-auv-couq-gnurt-yab-yam-03-nag/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gần 30 máy bay Trung Quốc vừa hướng đến Đài Loan, USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools