vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyển đổi số, thực hiện các đột phá chiến lược để hiện đại hoá đất nước

2021-01-30 17:14

Nghị quyết 52/NQ-TW của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, khát vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chủ động, tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số đã được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực.

Ngày 27.9.2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu tổng quát “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Phát triển kinh tế số, ngân hàng số

“Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã tác động toàn diện và làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng. Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng đang từng bước nâng cấp lên hệ thống Ngân hàng số”, ThS Nguyễn Thị Vân - Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng - cho biết.

Thống kê của NHNN cho thấy, hiện nay, 94% ngân hàng đang triển khai, xây dựng chiến lược chuyển đổi số; trong đó, 59% ngân hàng thương mại đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số, chỉ có 6% NHTM hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể.

Trong giai đoạn từ cuối năm 2019, khi dịch COVID-19 bùng phát, để phòng chống dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc trực tiếp thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Theo ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - đến nay hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, hơn 30 bệnh viện triển khai thanh toán viện phí điện tử; 50 ngân hàng hoàn thành kết nối thanh toán thuế điện tử với cơ quan thuế, hải quan trên 63 tỉnh/thành phố, 95% số thu hải quan thực hiện qua ngân hàng; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; doanh thu tiền điện của EVN thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%. Tính đến 31.8.2020, có khoảng 93,9% đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản (đạt khoảng so với tỉ lệ 81% tại thời điểm cuối năm 2016); tổng số người hưởng lương từ NSNN nhận lương qua tài khoản là khoảng 2,58/2,81 triệu người (đạt 91,8%).

Chuyển đổi số trong y tế - hướng tới nền y tế hiện đại

Không chỉ trong ngành ngân hàng mà ứng dụng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo định hướng của Nghị quyết 52 cũng được áp dụng mạnh mẽ trong ngành Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế, GS-TS Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, việc triển khai Chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia theo Nghị quyết số 52-NQ/TW đã góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.

Tháng 9.2020, phát biểu tại Lễ Khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Mở rộng hoạt động khám chữa bệnh từ xa có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới của ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh toàn tuyến, hướng tới sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế. Người dân cả nước tại bất cứ đâu đều có cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao nhất của tuyến trên ngay tại tuyến cơ sở, hạn chế việc chuyển tuyến, quá tải, tập trung đông bệnh nhân tại tuyến trên. Thậm chí người dân ở nhà cũng có thể được bác sĩ tuyến trên khám, hỗ trợ tư vấn, điều trị thông qua các thiết bị điện tử thông minh.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, chuyển đổi số y tế là nền tảng và động lực để y tế Việt Nam hướng tới một nền y tế hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Ngành Y tế đã chuẩn bị từ rất sớm cho vấn đề chuyển đổi số. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đầu tư xây dựng hạ tầng, nền tảng kỹ thuật công nghệ thông tin. Bộ Y tế đã bước đầu xây dựng trung tâm dữ liệu y tế của bộ, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc lưu trữ, quản lý, khai thác dữ liệu tập trung.

Thêm vào đó, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành, hệ thống thư điện tử trong cơ quan nhà nước; 100% hoạt động quản lý văn bản điều hành, thư điện tử đã thực hiện trên môi trường mạng và được ký số.

Đến ngày 30.6.2020 đã hoàn thành 100% thủ tục hành chính của Bộ Y tế triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, về đích trước thời hạn 5 năm Chính phủ giao.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Cổng công khai y tế là kênh chính thống của Bộ Y tế để người dân và doanh nghiệp tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo… Thông qua Cổng công khai y tế, người dân thực hiện quyền được biết và giám sát các dịch vụ mà ngành Y tế cung cấp.

Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cho tới nay đã có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 như đã triển khai các phần mềm khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), Bluezone, An toàn COVID-19…

Mục tiêu trở thành quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số về giáo dục - đào tạo

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành GDĐT xác định chuyển đối số đóng vai trò rất quan trọng để đổi mới căn bản toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục.

Mục tiêu của ngành GDĐT là đi tiên phong và giúp Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số về giáo dục và đào tạo.

Sự thành công của việc chuyển đổi số ngành Giáo dục cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế số, xã hội số và hình thành quốc gia số. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đuổi kịp, thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển.

Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) cho hay, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đã hoàn tất việc số hóa, gắn mã định danh cho hơn 53.000 cơ sở giáo dục đào tạo, 24 triệu học sinh, sinh viên và 1,4 triệu giáo viên. Cũng theo ông Hải, một số chính sách chuyển đổi số đã và đang mang lại các kết quả tích cực. Đáng kể nhất là việc quản lý, tổ chức đào tạo trực tuyến trong các trường đại học, triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông, hướng dẫn dạy học trên truyền hình, Internet, công nhận kết quả dạy học qua mạng, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử...

Bộ GDĐT cũng hợp tác để xây dựng và phát triển kho học liệu số dùng chung (bao gồm cả học liệu mở) với khoảng 5.000 bài giảng e-learning, 2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 200 đầu sách giáo khoa, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án tiến sĩ.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, các trường học trên cả nước phải tạm thời đóng cửa, song với phương châm “ngừng đến trường, không dừng học”, các trường đã chuyển sang tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trên truyền hình...

Xem thêm: odl.775578-coun-tad-aoh-iad-neih-ed-coul-neihc-ahp-tod-cac-neih-cuht-os-iod-neyuhc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyển đổi số, thực hiện các đột phá chiến lược để hiện đại hoá đất nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools