Anh Thành cẩn thận chuẩn bị những con giống tò he mẫu trước khi đi làm
Anh Nguyễn Văn Thành, một trong những người con của làng, là chủ nhiệm "Câu lạc bộ làng nghề tò he" của làng này.
Từ hơn 10 năm nay, thầy Thành được mời giảng dạy tại một số trường mầm non, dạy những lớp ngoại khóa của các cấp học.
Lịch giảng dạy và làm việc của anh gần như kín cả tuần. Chiếc xe máy với túi giáo cụ lỉnh kỉnh hằng ngày cùng anh từ ngoại thành vào nội ô Hà Nội đi và về gần 100km. Mưa hay nắng, mùa hạ như mùa đông, anh Nguyễn Văn Thành như con ong chăm chỉ truyền nghề cho lớp trẻ.
Năm 2015, Thành vinh dự được Chủ tịch nước cùng Hội Di sản văn hóa phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân ưu tú và là người trẻ nhất được công nhận danh hiệu này.
"Con trai của tôi cũng rất có năng khiếu về nghề này, cháu cũng đã đoạt giải trong những cuộc thi do TP và Hội Di sản tổ chức..." - anh Thành chia sẻ một cách tự hào khi thấy con mình yêu thích những con giống tò he, và có thể là một sự tiếp nối công việc của cha ông.
Mặc dù nhỏ tuổi nhưng các em rất khéo tay và buổi học thực sự cuốn hút
Mỗi tuần anh Thành có 4 buổi lên lớp tại các trường mầm non
Trao tặng khách Hàn Quốc con trâu Việt cùng những lời chúc tốt đẹp dịp xuân mới
Một buổi học ngoại khóa thú vị của học sinh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Từ làng Xuân La đến điểm dạy ở trung tâm Hà Nội gần 40km nên anh Thành phải đi từ rất sớm
Sản phẩm đầu tay
Có rất nhiều nguyên liệu trong túi đựng giáo cụ
Nặn tò he đã là một phần của môn học nghệ thuật
Các học sinh Trường THCS Việt Hùng (Đông Anh) trải nghiệm thú vị trong buổi học ngoại khóa vô cùng bổ ích
TTO - Ở phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Hà Nội), nghệ nhân Đặng Văn Tiên (33 tuổi, làng nghề tò he Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) mang đồ nghề, bột nặn, bàn ghế đến khu phố bán hàng, trực tiếp biểu diễn nặn tò he.
Xem thêm: mth.97953908013101202-eh-ot-noc-gnuhn-auq-oht-iout-cu-yk-uig-uul-iougn/nv.ertiout